Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

an toàn LPG gas sử dụng trong công nghiệp sản xuất

Ms Bean

Cây đầu làng
Ban Quản Trị
Tham gia
20/12/07
Bài viết
861
Cảm xúc
183
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
LPG gas sử dụng trong công nghiệp sản xuất chủ yếu có thể dùng nhiều mục đích khác nhau như là: chất đốt, sưởi ấm, dùng cho nồi hơi, dùng trong nhà ăn tập thể,...
Quy định về khu vực chứa gas LPG và sử dụng như thế nào ?

56d154337cd5d.jpg


An toàn bồn gas phục vụ sản xuất:

Hàng rào xung quanh khu bồn chứa phải có ít nhất 02 lối ra vào bố trí không gần nhau, chiều rộng lối ra ít nhất 01m và có cửa mở ra ngoài. Không được dùng khóa cổng tự động.

Kho chứa bồn gas đặt tại những nơi có đường qua lại để vào bệnh viện, trường học… thì xung quanh kho chứa phải có hàng rào bảo vệ kiểu hở, có độ cao ít nhất 1,8m và cách bồn chứa tối thiểu 1,5m.

Kho bồn chứa phải có dấu hiệu an toàn, bố trí tại những chỗ dễ nhận thấy để báo nguy hiểm, cách phòng ngừa và báo cháy, số điện thoại của cơ quan PCCC.

Khoảng cách an toàn tối thiểu từ bồn chứa khí gas đến công tình, tòa nhà, văn phòng và khoảng cách giữa các bồn chứa; từ nhà đóng nạp chai khi gas đến công trình lân cận và đến bồn chứa; từ điểm xuất nhập khí gas bằng xe bồn vận chuyển hoặc toa bồn đường sắt đến các công trình lân cận được quy định tại Phụ lục IX Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26/11/2009 của Chính phủ.

Tất cả các thiết bị điện sử dụng trong khu vực tồn chứa khí gas phải là loại chống cháy nổ.

Các thiết bị phòng cháy chữa cháy phải tuân theo các yêu cầu về số lượng, chủng loại và chất lượng của cơ quan PCCC.

Nguồn cấp nước chữa cháy phải đảm bảo khả năng cung cấp 10 lít/phút/m2 trên bề mặt bồn trong khoảng thời gian 60 phút, các bồn chứa lắp ống phun nước cố định phải có ít nhất 02 ống phun nước chạy dọc theo đỉnh bồn.

Các vật dễ bắt lửa không được để trong phạm vi tường rào của khu vực bồn chứa.

Đối với kho các bồn chứa khi gas cố định có dung tích chứa trên 160 lít dùng để tồn chứa khí gas thương mại và công nghiệp thì số lượng phương tiện chữa cháy được quy định tại Bảng 5 Điều 10.3 TCVN 6486: 1999.

Đối với hệ thống cung cấp khí gas tại nơi tiêu thụ có tổng sức chứa trong bình hoặc bồn đến 270m3 thì số lượng phương tiện chữa cháy được quy định tại Bảng 5 Điều 5.1.4 TCVN 7441: 2004.

An toàn sử dụng khí gas:

56d154a276752.jpg


Đối với cơ sở và hộ gia đình sử dụng bếp gas:

a) Đối với cơ sở sử dụng bếp gas:

Ban hành và tổ chức thực hiện quy định an toàn PCCC khu vực bếp gas;

Niêm yết nội quy PCCC, quy trình sử dụng và quy trình xử lý khi xảy ra cháy, nổ;

Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho người lao động làm việc trong khu vực bếp;

Dự kiến tình huống xảy cháy bếp gas và tổ chứa thực tập để xử lý tình huống đó ít nhất mỗi năm một lần.

b) Đối với hộ gia đình sử dụng bếp gas;

Phải biết các kiến thức PCCC, tính chất nguy hiểm cháy, nổ của khí gas và các biện pháp đề phòng;

Niêm yết quy trình sử dụng bếp gas và thực hiện đúng quy trình; nắm vững và thực hiện đúng quy trình xử lý gas bị rò rỉ; quy trình xử lý sự cố cháy, nổ khi gas;

Học tập để sử dụng thành thạo các phương tiện chữa cháy đã được trang bị.

Bố trí nơi đun nấu:

a) Đối với bếp ăn tập thể:

Bố trí phòng đặt bình gas riêng biệt với phòng bếp;

Phòng đặt bình gas và phòng bếp được xây dựng bằng vật liêu không cháy, có cửa đi, cửa sổ và cửa thông gió;

Bình gas được đặt trên nền bằng phẳng, chắc chắn, có hệ thống giá đỡ chống đổ bình;

Đặt bình gas cách cửa đi, cửa thông gió, cửa hút khói tối thiểu 1m, cách cửa sổ tối thiểu 0.5m;

Mỗi bếp đun chỉ được bố trí tối đa 02 bình gas có dung tích 25 lít. Không để bình gas dự trữ hoặc bình đã sử dụng trong phòng đặt bình gas;

Trường hợp phải sử dụng số lượng bình nhiều hơn thì phải có các giải pháp đảm bảo an toàn PCCC, phòng nổ phải được cơ quan Cảnh sát PCCC chấp thuận về PCCC.

Niêm yết nội quy PCCC, quy trình sử dụng bếp gas, quy trình xử lý khi phát hiện gas rò rỉ, quy trình xử lý khi xảy ra cháy.

b) Đối với bếp ăn của hộ gia đình:

Có phòng bếp riêng được ngăn cách bằng vật liệu không cháy với các phòng khác. Phòng bếp có cửa đi, cửa sổ và cửa thông gió;

Khoang đặt bình gas được ngăn cách với vị trí đặt bếp bằng vật liệu không cháy;

Bình gas được đặt trên nền nhà bằng phẳng vững chắc, có tường ngăn cách chống va đập, làm đổ, xê dịch bình hỏng hoặc tuột dây dẫn khí gas;

Mỗi bếp đun chỉ bố trí 01 bình loại 12kg hoặc 13 kg gas; không để bình dự trữ hoặc vỏ bình trong bếp đun.

Trang bị bếp:

Trang bị bếp đun đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn an toàn PCCC, van an toàn phải tự động đóng trong trường hợp lửa ở bếp bị tắt hoặc công tắc bếp vẫn mở; dây dẫn gas chắc chắn, đảm bảo kín.

Các khớp nối liên kết giữa bếp, dây dẫn, van an toàn và bình gas phải được lắp đặt đúng kỹ thuật, chắc chắn và đảm bảo độ kín chống rò rỉ gas.

Dây dẫn gas được lắp đặt ở vị trí tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao, có lớp bảo vệ để chống chuột cắn. Đối với dây dẫn gas của các bếp ăn tập thể phải luồn vào ống cứng, bắt chặt vào tường, không được bắt chồng lên hoặc cắt ngang dây dẫn điện.

Tăng cường kiểm tra phát hiện và khắc phục những sơ hở, thiếu sót:

Phải thường xuyên kiểm tra chất lượng các bộ phận của bếp gas, nếu phát hiện bộ phận nào không đảm bảo an toàn thì phải yêu cầu cửa hàng cung cấp thiết bị khắc phục ngay.

Cần phải kiểm tra và khóa van bình gas trước khi đi ngủ và trước khi ra khỏi nhà.

Trang bị phương tiện, dụng cụ chữa cháy:

Đối với bếp ăn tập thể, cửa hàng ăn uống có sử dụng gas cần phải trang bị 04 bình bột chữa cháy loại 4kg, 02 bình khí chứa cháy 3kg, 02 chăn sợi và 01 thùng nước chữa cháy dung tích 100 lít.

Đối với các hộ gia đình cần phải trang bị các dụng cụ chữa cháy cần thiết như chăn chiên hoặc bao tải, thùng dự trữ nước, 01 bình chữa cháy bằng bột loại 4kg.

Phát hiện và xử lý bình gas bị rò rỉ:

Phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện rò rỉ khí gas. Khi phát hiện mùi gas, hoặc thiết bị báo động phát tín hiệu, phải nhanh chóng xác định vị trí bị rò rỉ. Dùng nước xà phòng bôi lên những nơi rò rỉ để xác định có bị rò rỉ hay không. Tuyệt đối không được dùng ngọn lửa để tìm nơi rò rỉ.

Đánh dấu chai và vị trí bị rò rỉ.

Phải loại trừ ngay bất kỳ nguồn gây cháy nào gần khu vực chứa chai khí gas.

Bịt chặt chỗ rò rỉ lại và kịp thời di chuyển chai bị rò rỉ ra ngoài, đặt xa nguồn lửa và nơi đông người.

Không được bật, tắt công tắc điện, rút hoặc cắm phích điện vì sẽ tạo ra tia lửa điện gây nổ.

Phải thông báo tiếp cấm hút thuốc và các nguồn gây cháy.

Không được tháo bỏ hoặc sửa van, chai đã bị hư hỏng, mà chuyển cho cơ sở nạp xử lý.

Khoanh vùng, xếp đặt các chai bị rò rỉ, treo biển cấm người qua lại và thông báo ngay sự cố cho người cung cấp hàng.

Quy trình sử dụng bếp gas:

Kiểm tra độ an toàn, độ kín của van, dây dẫn khí gas; các khớp nối giữa van, dây dẫn khi gas và bếp.

Mở van xả khí gas.

Bật bộ phận đánh lửa ở bếp.

Điều chỉnh ngọn lửa theo yêu cầu.

Khi đun nấu xong: đóng van xả khí gas, tắt bếp, vệ sinh bếp.
 

Ms Bean

Cây đầu làng
Ban Quản Trị
Tham gia
20/12/07
Bài viết
861
Cảm xúc
183
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
BỘ CÔNG THƯƠNG
______________
Số: 41/2011/TT-BCT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
___________________________

Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2011

THÔNG TƯ

Quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hoá lỏng

______________________

Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ và Nghị định số 44/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

Căn cứ Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2002 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

Căn cứ Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng;

Căn cứ Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền,

Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hoá lỏng như sau:


Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG



Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Thông tư này quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hoá lỏng, áp dụng đối với cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Khí dầu mỏ hoá lỏng là hỗn hợp chủ yếu của Propane (công thức hoá học: C3H8) và butane (công thức hoá học: C4H10) có nguồn gốc từ dầu mỏ, tên tiếng Anh: Liquiefied Petroleum Gas (viết tắt là LPG).

2. Trạm nạp LPG vào chai là trạm sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dùng nạp LPG vào chai chứa để bán cho khách hàng.

3. Trạm nạp LPG vào ô tô là trạm sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dùng nạp trực tiếp LPG vào ô tô làm nhiên liệu sử dụng cho động cơ.

4. Trạm cấp LPG là trạm sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dùng để cấp khí LPG từ bồn chứa cố định hoặc hệ thống dàn chai chứa LPG trực tiếp qua đường ống dẫn khí LPG đến khách hàng.

5. Cửa hàng LPG là cửa hàng bán LPG và cửa hàng chuyên kinh doanh LPG.

6. Trạm kiểm định chai LPG là trạm thực hiện kiểm định các loại chai LPG.

7. Cơ sở sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG là cơ sở thực hiện chế tạo, sửa chữa chai chứa LPG.

8. Cơ sở tồn chứa LPG là cơ sở thực hiện giao nhận và tồn chứa LPG bằng bồn chứa.

9. Cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực LPG (cơ sở kinh doanh LPG) là cơ sở thực hiện việc sản xuất, chế biến, giao nhận, tồn chứa và phân phối, bao gồm: Nhà máy sản xuất, chế biến LPG; Cảng xuất, nhập LPG; Kho tồn chứa LPG, kho bảo quản chai LPG và LPG chai, cửa hàng bán LPG, trạm nạp LPG vào chai, xe bồn; Trạm nạp LPG vào ô tô; Trạm cấp LPG; Vận chuyển LPG và cho thuê phương tiện vận chuyển LPG.

10. Bồn chứa LPG là bồn dùng để chứa LPG có dung tích bằng hoặc lớn hơn 0,15 m3.

11. Bồn chứa nổi là bồn chứa được đặt trên mặt đất và không lấp cát hoặc đất.

12. Bồn chứa chìm là bồn chứa được chôn dưới đất và được bao phủ bằng cát hoặc đất.

13. Bồn chứa đắp đất là bồn chứa được đặt trên mặt đất và được bao phủ bằng cát hoặc đất.

14. Khoảng cách an toàn là khoảng cách nhỏ nhất cho phép tính từ mép ngoài cùng của thiết bị, công trình (bồn chứa, cụm bồn chứa, xe bồn, điểm xuất nhập hoặc nhà nạp LPG) đến điểm gần nhất của các thiết bị, công trình liền kề để bảo đảm an toàn.

15. Vùng nguy hiểm là vùng mà tại đó hỗn hợp LPG và không khí có khả năng gây cháy, nổ.

16. Tường ngăn cháy là tường gạch hoặc bê tông hoặc vật liệu không cháy có khả năng chịu lửa tối thiểu 60 phút, có độ cao tối thiểu 2 m hoặc cao hơn đỉnh bồn chứa nhằm ngăn chặn bức xạ nhiệt từ đám cháy bên ngoài ảnh hưởng đến bồn chứa, đồng thời đảm bảo khoảng cách đủ để phân tán hơi LPG không lan đến công trình lân cận hoặc tới nguồn lửa bên ngoài khi xảy ra rò rỉ LPG.

17. Cột bơm LPG là thiết bị hoặc hệ thống để đo đếm lượng LPG khi nạp vào bình chứa của phương tiện sử dụng.

18. Nơi cần bảo vệ là nơi có đông người qua lại, lưu trú như các khu vực dân sinh, trường học, bệnh viện, rạp chiếu phim, nhà hát, các cửa hàng, siêu thị và các nơi vui chơi, giải trí công cộng, công trình công nghiệp, dân dụng khác.

19. Nguồn gây cháy là nguồn năng lượng dẫn đến sự cháy của LPG như ngọn lửa trần, vật liệu, máy móc, thiết bị khi sử dụng hoặc hoạt động có khả năng sinh nhiệt hoặc tia lửa có thể gây cháy, nổ hỗn hợp khí dễ cháy.

Điều 3. Hệ thống quản lý an toàn, báo cáo đánh giá rủi ro và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp

1. Các cơ sở tồn chứa LPG, trạm nạp LPG vào chai, trạm nạp LPG vào ô tô, trạm cấp LPG phải thực hiện việc xây dựng hệ thống quản lý an toàn, báo cáo đánh giá rủi ro và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.

2. Trường hợp cơ sở kinh doanh LPG bao gồm nhà xưởng sản xuất, chế biến, cảng xuất nhập, kho chứa, trạm nạp LPG liền kề nhau và cùng một chủ sở hữu thì việc xây dựng báo cáo đánh giá rủi ro và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp được lập chung cho cơ sở.

3. Hàng năm, các cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều này phải lập kế hoạch thực hiện diễn tập các phương án trong kế hoạch ứng cứu khẩn cấp đã được phê duyệt.

Điều 4. Quy định chung về đảm bảo an toàn đối với các cơ sở kinh doanh LPG

1. Các cơ sở kinh doanh LPG phải được thiết kế, chế tạo, lắp đặt và xây dựng theo quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định pháp luật liên quan.

2. Các cơ sở kinh doanh LPG phải có đầy đủ quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố và quy định về an toàn được lãnh đạo cơ sở phê duyệt.

3. Các máy, thiết bị của cơ sở kinh doanh LPG phải được thường xuyên kiểm tra, định kỳ kiểm định kỹ thuật an toàn theo quy định.

4. Mặt bằng của cơ sở kinh doanh LPG phải đảm bảo:

a) Cho các phương tiện chữa cháy dễ dàng tiếp cận;

b) Thông thoáng và thuận tiện cho việc phát tán LPG khi bị rò rỉ, không để LPG ứ đọng và tích tụ;

c) Ngăn ngừa việc tiếp cận của người không có thẩm quyền.

5. Những người có liên quan đến việc quản lý, vận hành thiết bị, bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển của cơ sở kinh doanh LPG phải được đào tạo, huấn luyện về chuyên môn, kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ và được cấp giấy chứng nhận theo quy định.

Điều 5. Quy định về khoảng cách an toàn

1. Cơ sở kinh doanh LPG phải đảm bảo khoảng cách an toàn giữa thiết bị, công trình đến hàng rào ranh giới của cơ sở hoặc những nơi cần bảo vệ.

2. Trong phạm vi khoảng cách an toàn của cơ sở kinh doanh LPG, nghiêm cấm các hoạt động có nguy cơ gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự an toàn.

Điều 6. Quy định về phòng cháy chữa cháy

Cơ sở kinh doanh LPG phải:

1. Có đầy đủ phương án phòng cháy chữa cháy.

2. Có hệ thống cảnh báo cháy, các thiết bị chữa cháy đảm bảo yêu cầu và phù hợp với vật liệu gây cháy trong cơ sở.

3. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy theo quy định.

4. Đặt các biển báo như: “Cấm lửa”, “Cấm hút thuốc”, “Không có nhiệm vụ miễn vào”, “Nội quy phòng cháy chữa cháy”, tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy và các biển báo khác theo quy định. Các biển báo phải được viết bằng tiếng Việt, chữ in hoa, dễ đọc và đặt ở vị trí dễ thấy. Kích thước của các chữ cái trên biển báo phải có chiều cao tối thiểu 120 mm.

5. Có biện pháp kiểm soát và ngăn ngừa các nguồn gây cháy.

6. Nối đất các thiết bị và công trình theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và định kỳ kiểm tra theo quy định.


Chương II

AN TOÀN CƠ SỞ TỒN CHỨA LPG

Điều 7. Quy định chung đối với cơ sở tồn chứa

Cơ sở tồn chứa LPG phải thực hiện các quy định từ Điều 3 đến Điều 6 Thông tư này và các biện pháp bổ sung khác để ngăn ngừa nguy cơ cháy, nổ và giảm thiểu rủi ro khi bị rò rỉ LPG.

Điều 8. Quy định đối với lắp đặt bồn chứa

1. Các bồn chứa LPG phải được đặt ở ngoài trời, bên ngoài nhà, bên ngoài các công trình xây dựng kín. Không đặt bồn chứa trên nóc nhà, ban công, trong tầng hầm và dưới các công trình.

2. Bồn chứa LPG phải được lắp đặt đầy đủ các thiết bị an toàn và đo kiểm theo quy định. Bồn chứa phải được lắp đặt van đóng ngắt khẩn cấp.

3. Các bồn chứa không được đặt chồng lên nhau. Các bồn chứa hình trụ nằm ngang không được đặt thẳng hàng theo trục dọc, hướng về phía nhà ở hoặc các công trình dịch vụ.

4. Phải đảm bảo khoảng cách an toàn từ bồn chứa LPG đến các đối tượng xung quanh theo quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.

Điều 9. Quy định đối với vận hành bồn chứa

1. LPG nạp vào bồn chứa không được vượt quá mức quy định. Trên đồng hồ chỉ thị mức nạp phải có vạch báo mức nạp tối đa.

2. Tất cả các bồn chứa LPG phải được bảo vệ chống ăn mòn. Lớp phủ bảo vệ phải kiểm tra không quá hai năm một lần để tránh hiện tượng ăn mòn bồn chứa. Định kỳ phải kiểm tra độ dày thành vỏ bồn và kiểm tra bên trong theo quy định nhưng không quá 5 năm một lần.

Điều 10. Đường ống LPG

1. Đường ống đi nổi của cơ sở tồn chứa LPG phải có giá đỡ chắc chắn, được sơn theo màu quy định.

2. Đường ống đi ngầm phải được bảo vệ để tránh ăn mòn bằng biện pháp phù hợp. Định kỳ phải kiểm tra đường ống, độ dày đường ống theo quy định.

Điều 11. Các biện pháp kỹ thuật an toàn tăng cường đối với cơ sở tồn chứa LPG

Trong trường hợp chưa đáp ứng đầy đủ các quy định về khoảng cách hoặc để nâng cao mức độ an toàn, cơ sở tồn chứa LPG phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật an toàn tăng cường phù hợp được nêu tại mục 4 Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.

Mức giảm khoảng cách đối với các biện pháp tăng cường được quy định tại mục 4 Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này chỉ được áp dụng với các cơ sở tồn chứa LPG đang tồn tại, không áp dụng cho cơ sở xây dựng mới.
 

CuongNguyen

Cây công nghiệp
Tham gia
6/4/16
Bài viết
177
Cảm xúc
59
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
BỘ CÔNG THƯƠNG
______________
Số: 41/2011/TT-BCT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
___________________________

Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2011


THÔNG TƯ

Quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hoá lỏng

______________________

Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ và Nghị định số 44/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

Căn cứ Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2002 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

Căn cứ Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng;

Căn cứ Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền,

Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hoá lỏng như sau:


Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG



Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Thông tư này quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hoá lỏng, áp dụng đối với cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Khí dầu mỏ hoá lỏng là hỗn hợp chủ yếu của Propane (công thức hoá học: C3H8) và butane (công thức hoá học: C4H10) có nguồn gốc từ dầu mỏ, tên tiếng Anh: Liquiefied Petroleum Gas (viết tắt là LPG).

2. Trạm nạp LPG vào chai là trạm sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dùng nạp LPG vào chai chứa để bán cho khách hàng.

3. Trạm nạp LPG vào ô tô là trạm sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dùng nạp trực tiếp LPG vào ô tô làm nhiên liệu sử dụng cho động cơ.

4. Trạm cấp LPG là trạm sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dùng để cấp khí LPG từ bồn chứa cố định hoặc hệ thống dàn chai chứa LPG trực tiếp qua đường ống dẫn khí LPG đến khách hàng.

5. Cửa hàng LPG là cửa hàng bán LPG và cửa hàng chuyên kinh doanh LPG.

6. Trạm kiểm định chai LPG là trạm thực hiện kiểm định các loại chai LPG.

7. Cơ sở sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG là cơ sở thực hiện chế tạo, sửa chữa chai chứa LPG.

8. Cơ sở tồn chứa LPG là cơ sở thực hiện giao nhận và tồn chứa LPG bằng bồn chứa.

9. Cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực LPG (cơ sở kinh doanh LPG) là cơ sở thực hiện việc sản xuất, chế biến, giao nhận, tồn chứa và phân phối, bao gồm: Nhà máy sản xuất, chế biến LPG; Cảng xuất, nhập LPG; Kho tồn chứa LPG, kho bảo quản chai LPG và LPG chai, cửa hàng bán LPG, trạm nạp LPG vào chai, xe bồn; Trạm nạp LPG vào ô tô; Trạm cấp LPG; Vận chuyển LPG và cho thuê phương tiện vận chuyển LPG.

10. Bồn chứa LPG là bồn dùng để chứa LPG có dung tích bằng hoặc lớn hơn 0,15 m3.

11. Bồn chứa nổi là bồn chứa được đặt trên mặt đất và không lấp cát hoặc đất.

12. Bồn chứa chìm là bồn chứa được chôn dưới đất và được bao phủ bằng cát hoặc đất.

13. Bồn chứa đắp đất là bồn chứa được đặt trên mặt đất và được bao phủ bằng cát hoặc đất.

14. Khoảng cách an toàn là khoảng cách nhỏ nhất cho phép tính từ mép ngoài cùng của thiết bị, công trình (bồn chứa, cụm bồn chứa, xe bồn, điểm xuất nhập hoặc nhà nạp LPG) đến điểm gần nhất của các thiết bị, công trình liền kề để bảo đảm an toàn.

15. Vùng nguy hiểm là vùng mà tại đó hỗn hợp LPG và không khí có khả năng gây cháy, nổ.

16. Tường ngăn cháy là tường gạch hoặc bê tông hoặc vật liệu không cháy có khả năng chịu lửa tối thiểu 60 phút, có độ cao tối thiểu 2 m hoặc cao hơn đỉnh bồn chứa nhằm ngăn chặn bức xạ nhiệt từ đám cháy bên ngoài ảnh hưởng đến bồn chứa, đồng thời đảm bảo khoảng cách đủ để phân tán hơi LPG không lan đến công trình lân cận hoặc tới nguồn lửa bên ngoài khi xảy ra rò rỉ LPG.

17. Cột bơm LPG là thiết bị hoặc hệ thống để đo đếm lượng LPG khi nạp vào bình chứa của phương tiện sử dụng.

18. Nơi cần bảo vệ là nơi có đông người qua lại, lưu trú như các khu vực dân sinh, trường học, bệnh viện, rạp chiếu phim, nhà hát, các cửa hàng, siêu thị và các nơi vui chơi, giải trí công cộng, công trình công nghiệp, dân dụng khác.

19. Nguồn gây cháy là nguồn năng lượng dẫn đến sự cháy của LPG như ngọn lửa trần, vật liệu, máy móc, thiết bị khi sử dụng hoặc hoạt động có khả năng sinh nhiệt hoặc tia lửa có thể gây cháy, nổ hỗn hợp khí dễ cháy.

Điều 3. Hệ thống quản lý an toàn, báo cáo đánh giá rủi ro và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp

1. Các cơ sở tồn chứa LPG, trạm nạp LPG vào chai, trạm nạp LPG vào ô tô, trạm cấp LPG phải thực hiện việc xây dựng hệ thống quản lý an toàn, báo cáo đánh giá rủi ro và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.

2. Trường hợp cơ sở kinh doanh LPG bao gồm nhà xưởng sản xuất, chế biến, cảng xuất nhập, kho chứa, trạm nạp LPG liền kề nhau và cùng một chủ sở hữu thì việc xây dựng báo cáo đánh giá rủi ro và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp được lập chung cho cơ sở.

3. Hàng năm, các cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều này phải lập kế hoạch thực hiện diễn tập các phương án trong kế hoạch ứng cứu khẩn cấp đã được phê duyệt.

Điều 4. Quy định chung về đảm bảo an toàn đối với các cơ sở kinh doanh LPG

1. Các cơ sở kinh doanh LPG phải được thiết kế, chế tạo, lắp đặt và xây dựng theo quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định pháp luật liên quan.

2. Các cơ sở kinh doanh LPG phải có đầy đủ quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố và quy định về an toàn được lãnh đạo cơ sở phê duyệt.

3. Các máy, thiết bị của cơ sở kinh doanh LPG phải được thường xuyên kiểm tra, định kỳ kiểm định kỹ thuật an toàn theo quy định.

4. Mặt bằng của cơ sở kinh doanh LPG phải đảm bảo:

a) Cho các phương tiện chữa cháy dễ dàng tiếp cận;

b) Thông thoáng và thuận tiện cho việc phát tán LPG khi bị rò rỉ, không để LPG ứ đọng và tích tụ;

c) Ngăn ngừa việc tiếp cận của người không có thẩm quyền.

5. Những người có liên quan đến việc quản lý, vận hành thiết bị, bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển của cơ sở kinh doanh LPG phải được đào tạo, huấn luyện về chuyên môn, kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ và được cấp giấy chứng nhận theo quy định.

Điều 5. Quy định về khoảng cách an toàn

1. Cơ sở kinh doanh LPG phải đảm bảo khoảng cách an toàn giữa thiết bị, công trình đến hàng rào ranh giới của cơ sở hoặc những nơi cần bảo vệ.

2. Trong phạm vi khoảng cách an toàn của cơ sở kinh doanh LPG, nghiêm cấm các hoạt động có nguy cơ gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự an toàn.

Điều 6. Quy định về phòng cháy chữa cháy

Cơ sở kinh doanh LPG phải:

1. Có đầy đủ phương án phòng cháy chữa cháy.

2. Có hệ thống cảnh báo cháy, các thiết bị chữa cháy đảm bảo yêu cầu và phù hợp với vật liệu gây cháy trong cơ sở.

3. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy theo quy định.

4. Đặt các biển báo như: “Cấm lửa”, “Cấm hút thuốc”, “Không có nhiệm vụ miễn vào”, “Nội quy phòng cháy chữa cháy”, tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy và các biển báo khác theo quy định. Các biển báo phải được viết bằng tiếng Việt, chữ in hoa, dễ đọc và đặt ở vị trí dễ thấy. Kích thước của các chữ cái trên biển báo phải có chiều cao tối thiểu 120 mm.

5. Có biện pháp kiểm soát và ngăn ngừa các nguồn gây cháy.

6. Nối đất các thiết bị và công trình theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và định kỳ kiểm tra theo quy định.


Chương II

AN TOÀN CƠ SỞ TỒN CHỨA LPG

Điều 7. Quy định chung đối với cơ sở tồn chứa

Cơ sở tồn chứa LPG phải thực hiện các quy định từ Điều 3 đến Điều 6 Thông tư này và các biện pháp bổ sung khác để ngăn ngừa nguy cơ cháy, nổ và giảm thiểu rủi ro khi bị rò rỉ LPG.

Điều 8. Quy định đối với lắp đặt bồn chứa

1. Các bồn chứa LPG phải được đặt ở ngoài trời, bên ngoài nhà, bên ngoài các công trình xây dựng kín. Không đặt bồn chứa trên nóc nhà, ban công, trong tầng hầm và dưới các công trình.

2. Bồn chứa LPG phải được lắp đặt đầy đủ các thiết bị an toàn và đo kiểm theo quy định. Bồn chứa phải được lắp đặt van đóng ngắt khẩn cấp.

3. Các bồn chứa không được đặt chồng lên nhau. Các bồn chứa hình trụ nằm ngang không được đặt thẳng hàng theo trục dọc, hướng về phía nhà ở hoặc các công trình dịch vụ.

4. Phải đảm bảo khoảng cách an toàn từ bồn chứa LPG đến các đối tượng xung quanh theo quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.

Điều 9. Quy định đối với vận hành bồn chứa

1. LPG nạp vào bồn chứa không được vượt quá mức quy định. Trên đồng hồ chỉ thị mức nạp phải có vạch báo mức nạp tối đa.

2. Tất cả các bồn chứa LPG phải được bảo vệ chống ăn mòn. Lớp phủ bảo vệ phải kiểm tra không quá hai năm một lần để tránh hiện tượng ăn mòn bồn chứa. Định kỳ phải kiểm tra độ dày thành vỏ bồn và kiểm tra bên trong theo quy định nhưng không quá 5 năm một lần.

Điều 10. Đường ống LPG

1. Đường ống đi nổi của cơ sở tồn chứa LPG phải có giá đỡ chắc chắn, được sơn theo màu quy định.

2. Đường ống đi ngầm phải được bảo vệ để tránh ăn mòn bằng biện pháp phù hợp. Định kỳ phải kiểm tra đường ống, độ dày đường ống theo quy định.

Điều 11. Các biện pháp kỹ thuật an toàn tăng cường đối với cơ sở tồn chứa LPG

Trong trường hợp chưa đáp ứng đầy đủ các quy định về khoảng cách hoặc để nâng cao mức độ an toàn, cơ sở tồn chứa LPG phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật an toàn tăng cường phù hợp được nêu tại mục 4 Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.

Mức giảm khoảng cách đối với các biện pháp tăng cường được quy định tại mục 4 Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này chỉ được áp dụng với các cơ sở tồn chứa LPG đang tồn tại, không áp dụng cho cơ sở xây dựng mới.
Theo mình được biết thì thông tư này đã được thay thế bằng thông tư 32/2017/tt bct và quyết định 590/QĐ - BCT năm 2018.
 
Sửa lần cuối:

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua