daibangxanh
Cây cổ thụ
- Tham gia
- 24/5/07
- Bài viết
- 2,207
- Cảm xúc
- 55
Băng là một thành phần quan trọng của thuỷ quyển, tập trung chủ yếu ở hai cực trái đất. Khối lượng băng trên trái đất chiếm tới 75% tổng lượng nước ngọt và gần 2% khối lượng thuỷ quyển. Băng tập trung nhiều nhất ở châu Nam cực với chiều dày hàng km và tuổi địa chất hàng vạn năm. Ở một số vùng núi cao và các đảo gần hai cực, tồn tại những khối băng có quy mô nhỏ.
Khối lượng băng trên trái đất thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào nhiệt độ trung bình của trái đất.
Vào thời kỳ băng hà, lượng băng ở các cực tăng lên, ngược lại với thời kỳ tan băng, khi nhiệt độ trái đất tăng lên. Các nghiên cứu khoa học cho biết, 16 - 18 nghìn năm trước, tồn tại một thời kỳ băng hà lớn, mực nước biển thấp hơn hiện nay 120m. Sau thời kỳ trên là thời kỳ ấm dần, mực nước biển tăng lên do tan băng ở hai cực. Trong bốn nghìn năm gần đây, tốc độ dâng lên của nước biển là 8 cm/ 100 năm. Bề mặt băng ở hai cực có tác động phản xạ ánh sáng mặt trời chiếu xuống trái đất.
Trong những năm gần đây, sự gia tăng của nhiệt độ khí quyển toàn cầu (khoảng 0,3 - 0,6 oC trong 100 năm qua) bởi hiệu ứng nhà kính đang làm cho tốc độ tan băng ở hai cực và mực nước biển tăng lên. Với tốc độ tăng này, vào cuối thế kỷ 21, sự tan băng ở vùng cực và núi cao sẽ làm cho mực nước biển dâng cao từ 65 - 100 cm. Mực nước biển dâng cao do tan băng có thể gây ra các hiện tượng:
Ngập úng các miền đất thấp, đất trũng, các vùng bờ và đảo thấp. Hiện nay, đây là các vùng tập trung đông dân cư và các kho lương thực của loài người.
Đường bờ biển lấn sâu vào lục địa, hiện tượng xói mòn bờ biển gia tăng.
Nước biển với độ mặn đặc trưng sẽ xâm nhập sâu vào các lưu vực sông, các tầng nước ngọt ven bờ.
Chế độ dòng chảy biển, chế độ thuỷ triều và ảnh hưởng của biển, đại dương tới khí hậu và thời tiết sẽ thay đổi.
Khối lượng băng trên trái đất thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào nhiệt độ trung bình của trái đất.
Vào thời kỳ băng hà, lượng băng ở các cực tăng lên, ngược lại với thời kỳ tan băng, khi nhiệt độ trái đất tăng lên. Các nghiên cứu khoa học cho biết, 16 - 18 nghìn năm trước, tồn tại một thời kỳ băng hà lớn, mực nước biển thấp hơn hiện nay 120m. Sau thời kỳ trên là thời kỳ ấm dần, mực nước biển tăng lên do tan băng ở hai cực. Trong bốn nghìn năm gần đây, tốc độ dâng lên của nước biển là 8 cm/ 100 năm. Bề mặt băng ở hai cực có tác động phản xạ ánh sáng mặt trời chiếu xuống trái đất.
Trong những năm gần đây, sự gia tăng của nhiệt độ khí quyển toàn cầu (khoảng 0,3 - 0,6 oC trong 100 năm qua) bởi hiệu ứng nhà kính đang làm cho tốc độ tan băng ở hai cực và mực nước biển tăng lên. Với tốc độ tăng này, vào cuối thế kỷ 21, sự tan băng ở vùng cực và núi cao sẽ làm cho mực nước biển dâng cao từ 65 - 100 cm. Mực nước biển dâng cao do tan băng có thể gây ra các hiện tượng:
Ngập úng các miền đất thấp, đất trũng, các vùng bờ và đảo thấp. Hiện nay, đây là các vùng tập trung đông dân cư và các kho lương thực của loài người.
Đường bờ biển lấn sâu vào lục địa, hiện tượng xói mòn bờ biển gia tăng.
Nước biển với độ mặn đặc trưng sẽ xâm nhập sâu vào các lưu vực sông, các tầng nước ngọt ven bờ.
Chế độ dòng chảy biển, chế độ thuỷ triều và ảnh hưởng của biển, đại dương tới khí hậu và thời tiết sẽ thay đổi.