Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Since 2007

Quản lý môi trường Đối tượng lập ĐTM và KHƯ PSC tràn dầu

Thupham

Mầm xanh
Tham gia
11/2/20
Bài viết
7
Cảm xúc
2
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Chào cả nhà, giúp mình nội dung này với ạ
Công ty mình có một Bến thủy nội địa năng lực bốc xếp 800.000 tấn/ năm. Thì đối với bến thủy này có thuộc đối tượng phải lập ĐTM và lập KHƯ PSC tràn dầu k? Căn cứ vào quy định nào để biết?
Cảng thủy nội địa đc phép tiếp nhận phương tiện thủy có trọng tải toàn phần là 2.000 tấn. Cảng thủy này mình cũng đã đọc là thuộc đối tượng lập ĐTM, vậy còn KHƯ PSC tràn dầu thì có phải lập k và căn cứ vào quy định nào?
Và mình nhận thấy hoạt động của cảng và bến bên mình đều là bốc xếp dỡ hàng hóa không có gì khác nhau mà tại sao lại nơi gọi là bến còn nơi gọi là cảng.
Cảm ơn mọi người nhiều ạ!
 

Ms Bean

Cây đầu làng
Ban Quản Trị
Tham gia
20/12/07
Bài viết
861
Cảm xúc
183
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Bạn tham khảo nghị định 40 nhé
1581392365508.png

Và muốn biết nó có phải làm kế hoạch ứng phó tràn dầu hay không thì tra quyết định 02 và đáp án là có nhé.
 

Thupham

Mầm xanh
Tham gia
11/2/20
Bài viết
7
Cảm xúc
2
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
B ơi, vậy theo NĐ 40 k nhắc đến bến thủy nội địa thì nó k thuộc đối tượng lập ĐTM đúng k?
Còn theo QĐ 02 có phải căn cử vào khoản 3 điều 7 để thực hiện k b? "3. Các cảng, cơ sở, dự án tại địa phương phải xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt"
Tức là tất cả các cơ sở có hoạt động sử dụng dầu đều phải làm KHƯ PSCTD phải k b?
 

Ms Bean

Cây đầu làng
Ban Quản Trị
Tham gia
20/12/07
Bài viết
861
Cảm xúc
183
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Bến thủy nội địa được định nghĩa tại Khoản 6 Điều 3 Thông tư 50/2014/TT-BGTVT quản lý cảng, bến thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:

Bến thủy nội địa là công trình độc lập có quy mô nhỏ, gồm vùng đất và vùng nước trước bến để phương tiện thủy nội địa neo, đậu xếp dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách và thực hiện dịch vụ hỗ trợ khác. Bến thủy nội địa gồm bến hàng hóa, bến hành khách, bến tổng hợp, bến, khách ngang sông và bến chuyên dùng.

Theo đó,

- Bến hàng hóa là bến xếp dỡ hàng hóa.

- Bến hành khách là bến đón trả hành khách.

- Bến tổng hợp là bến vừa xếp dỡ hàng hóa, vừa đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.

- Bến chuyên dùng là bến thủy nội địa của tổ chức, cá nhân dùng để xếp, dỡ hàng hóa, vật tư phục vụ sản xuất cho chính tổ chức, cá nhân đó hoặc phục vụ đóng mới, sửa chữa phương tiện thủy nội địa.

- Bến khách ngang sông là bến thủy nội địa chuyên phục vụ vận tải hành khách từ bờ bên này sang bờ bên kia.

Trên đây là nội dung định nghĩa về bến thủy nội địa. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 50/2014/TT-BGTVT.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cảng thủy nội địa là hệ thống các công trình được xây dựng để phương tiện thủy nội địa, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài neo đậu, xếp, dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ khác; cảng thủy nội địa có vùng đất cảng và vùng nước cảng. Cảng thủy nội địa bao gồm cảng tổng hợp, cảng hàng hóa, cảng hành khách, cảng chuyên dùng.

2. Vùng đất của cảng được giới hạn để xây dựng công trình cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, lắp đặt thiết bị và các công trình phụ trợ khác.

3. Vùng nước của cảng được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cảng, quay trở, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu hạ tải, khu tránh bão.

4. Cảng tổng hợp là cảng vừa xếp dỡ hàng hóa, vừa đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.

5. Cảng chuyên dùng là cảng thủy nội địa của tổ chức, cá nhân dùng để xếp, dỡ hàng hóa, vật tư phục vụ sản xuất cho chính tổ chức, cá nhân đó hoặc phục vụ đóng mới, sửa chữa phương tiện thủy nội địa, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài.

6. Bến thủy nội địa là công trình độc lập có quy mô nhỏ, gồm vùng đất và vùng nước trước bến để phương tiện thủy nội địa neo, đậu xếp dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách và thực hiện dịch vụ hỗ trợ khác. Bến thủy nội địa gồm bến hàng hóa, bến hành khách, bến tổng hợp, bến, khách ngang sông và bến chuyên dùng.


7. Bến chuyên dùng là bến thủy nội địa của tổ chức, cá nhân dùng để xếp, dỡ hàng hóa, vật tư phục vụ sản xuất cho chính tổ chức, cá nhân đó hoặc phục vụ đóng mới, sửa chữa phương tiện thủy nội địa.

8. Bến khách ngang sông là bến thủy nội địa chuyên phục vụ vận tải hành khách từ bờ bên này sang bờ bên kia.

9. Phương tiện thủy nội địa là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ chuyên hoạt động trên đường thủy nội địa.

10. Tàu biển Việt Nam là tàu biển đã được đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hoặc từ khi được cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam.

11. Phương tiện thủy nước ngoài là phương tiện thủy nội địa, tàu biển do nước ngoài cấp giấy chứng nhận đăng ký.

12. Chủ cảng, bến là tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa hoặc được chủ đầu tư giao quản lý cảng, bến thủy nội địa.

13. Tổ chức, cá nhân khai thác cảng, bến là tổ chức, cá nhân sử dụng cảng, bến thủy nội địa để kinh doanh, khai thác.

14. Vùng đón trả hoa tiêu là vùng nước được cơ quan có thẩm quyền công bố để phương tiện thủy nước ngoài, tàu biển neo đậu đón, trả hoa tiêu.



Trân trọng!
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua