Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Since 2007

GIÀN GIÁO VÀ NGUYÊN NHÂN CHẤN THƯƠNG KHI LÀM VIỆC TRÊN CAO

xq.cnmt

Ms. Xuân Quỳnh - 0903.758.543
Tham gia
30/6/14
Bài viết
183
Cảm xúc
24
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
GIÀN GIÁO VÀ NGUYÊN NHÂN CHẤN THƯƠNG KHI LÀM VIỆC TRÊN CAO

I.Yêu cầu về mặt an toàn đối với giàn giáo:

-Hầu hết tất cả các công việc xây dựng và lắp ghép, trang trí, sữa chữa và các công việc khác làm trên cao đều cần có giàn giáo. Do đó muốn đi sâu kỹ thuật an toàn của từng loại công việc xây lắp trên cao, cần nắm vững kỹ thuật na toàn chung cho các công việc đó. Đó chính là kỹ thuật an toàn trong trong việc lắp dựng và sử dụng giàn giáo.

giangiao1-1024x386.jpg


Hình: Ví dụ cấu tạo giàn giáo

-Tác dụng của giàn giáo là kết cấu tạm để đỡ vật liệu và người làm việc trên cao, cho nên yêu cầu cơ bản đối với giàn giáo về mặt an toàn là:

  • Từng thanh của giàn giáo phải đủ cường độ và độ cứng, nghĩa là không bị cong võng quá mức, không bị gục gãy.
  • Khi chịu lực thiết kế thì toàn bộ giàn giáo không bị mất ổn định, nghĩa là toàn bộ kết cấu không bị nghiêng, vặn, biến dạng quá lớn hoặc bị sập đổ dưới tác dụng của tải trọng thiết kế.
-Nếu kết cấu của giàn giáo không tốt hoặc khi sử dụng không theo chỉ dẫn kỹ thuật an toàn thì nhất định dễ xảy ra tai nạn nghiêm trọng cho những người làm việc trên giàn giáo và cả người làm việc dưới đất gần giàn giáo. Cho nên để đảm bảo an toàn trong việc dùng giàn giáo cần phải:

  • Chọn loại giàn giáo thích hợp với tính chất công việc.
  • Lắp dựng giàn giáo đúng yêu cầu của thiết kế, có kiểm tra kỹ thuật trước khi sử dụng.
  • Quá trình sử dụng phải tuân theo kỹ thuật an toàn khi làm việc trên giàn giáo.
-Khi lựa chọn và thiết kế giàn giáo, phải dựa vào:

  • Kết cấu và chiều cao của từng đợt đổ bêtông, đợt xây trát, loại công việc.
  • Trị số tải trọng, vật liệu sẵn có để làm giàn giáo.
  • Thời gian làm việc của giàn giáo và các điều kiện xây dựng khác.
-Khi lắp dựng và sử dụng giàn giáo, phải đảm bảo các nguyên tắc an toàn cơ bản sau:

  • Bảo đảm độ bền kết cấu, sự vững chắc và độ ổn định trong thời gian lắp dựng cũng như thời gian sử dụng.
  • Phải có thành chắn để đề phòng người ngã hoặc vật liệu, dụng cụ rơi xuống.
  • Bảo đảm vận chuyển vật liệu trong thời gian sử dụng.
  • Bảo đảm các điều kiện an toàn lao động trên giàn giáo trong thời gian lắp dựng và sử dụng.
  • Chỉ được sử dụng giàn giáo khi đã lắp dựng xong hoàn toàn và đã được kiểm tra đồng ý của cán bộ kỹ thuật.
II.Nguyên nhân sự cố làm đổ gãy giàn giáo và gây chấn thương:

1.Những nguyên nhân làm đổ gãy giàn giáo:

-Nguyên nhân thuộc về thiết kế tính toán: lập sơ đồ tính toán không đúng, sai sót xác định tải trọng,…

-Nguyên nhân liên quan đến chất lượng gia công, chế tạo: gia công các bộ phận kết cấu không đúng kích thước thiết kế, các liên kết hàn, buộc các mối nối kéo kém chất lượng,…

-Nguyên nhân do không tuân theo các điều kiện kỹ thuật khi lắp dựng giàn giáo:

  • Thay đổi tuỳ tiện các kích thước thiết kế của sơ đồ khung không gian.
  • Đặt các cột giàn giáo nghiêng lệch so với phương thẳng đứng làm lệch tâm của các lực tác dụng thẳng đứng gây ra quá ứng suất.
  • Không đảm bảo độ cứng, ổn định và bất chuyển vi của các mắt giàn giáo; sự vững chắc của hệ gia cố giàn giáo với tường hoặc công trình.
  • Giàn giáo tựa lên nền không vững chắc, không chú ý đến điều kiện địa hình và các yêu cầu chất lượng lắp ghép khác.
-Nguyên nhân phát sinh trong quá trình sử dụng giàn giáo:

  • Giàn giáo bị quá tải so với tính toán do dự trữ vật liệu hoặc tích luỹ rác rưỡi trên sàng công tác quá nhiều.
  • Không kiểm tra thường xuyên về tình trạng giàn giáo và sự gia cố của chúng với tường hoặc công trình.
  • Hệ gia cố giàn giáo với tường bị nới lỏng hoặc hư hỏng.
  • Các đoạn cột ở chân giàn giáo bị hư hỏng do các công cụ vận chuyển va chạm gây ra.
  • Các chi tiết mối nối bị phá hoại hoặc tăng tải trọng sử dụng do tải trọng động.
2.Những nguyên nhân gây ra chấn thương:

-Người ngã từ trên cao xuống, dụng cụ vật liệu rơi từ trên cao vào người.

-Một phần công trình đang xây dựng bị sụp đổ.

-Chiếu sáng chỗ làm việc không đầy đủ.

-Tai nạn về điện.

-Thiếu thành chắn và thang lên xuống giữa các tầng.

-Chất lượng ván sàn kém.

III.Yêu cầu đối với vật liệu làm giàn giáo:

-Thông thường giàn giáo có thể làm bằng tre, gỗ, kim loại, hoặc làm kết hợp gỗ và kim loại. Hiện nay giàn giáo làm bằng gỗ và thép là chủ yếu.

-Nói chung trên công trường nên dùng các loại giàn giáo đã được chế tạo sẵn hoặc đã được thiết kế theo tiêu chuẩn.. Trường hợp giàn giáo không theo tiêu chuẩn thì phải tiến hành tính toán theo độ bền và ổn định.
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua