Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Since 2007

Nước ngọt

Ms Bean

Cây đầu làng
Ban Quản Trị
Tham gia
20/12/07
Bài viết
861
Cảm xúc
183
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Một cậu bé tại thị trấn Kakamega, Kenya, phải quỳ xuống uống vũng nước bẩn vì không còn nguồn nước uống nào khác trong khu vực. Tất cả đều cạn kiệt sau khi người ta phá rừng. Việc uống nước bẩn dễ làm tăng nguy cơ các bệnh gây tiêu chảy như dịch tả, sốt thương hàn, kiết lỵ, cũng như nhiều bệnh truyền nhiễm nhiệt đới có nguồn gốc từ nước bẩn.

Trong khi đó, tại các siêu đô thị của những nền kinh tế lớn, người ta uống nước đóng chai, giải khát bằng nước ngọt và nhiều thứ nước xa xỉ khác, và gọi chúng bằng những cái tên tuyệt vời, như La Vie (nguồn sống), Aquafina (nguồn suối), Pepsi (bật nắp và sủi bọt)... Hầu hết những chai nước, lon nước đều được dây chuyền sản xuất tối tân hoạt động bằng nhiên liệu hóa thạch, được tiếp thị liên tục bằng một chu trình marketing tiêu tốn hàng tỷ USD, và cuối cùng, được vận tải cũng bằng nhiên liệu hóa thạch đến tận tay người ta.

Tại sao để thỏa mãn cơn khát nước, con người lại phải phức tạp và lãng phí năng lượng đến như thế? Tất cả chỉ vì hai chữ: LỢI NHUẬN mà thôi.

Trong tương lai, khi cuộc khủng hoảng khí hậu ập đến, với các cơn hạn bà chằng, người Australia, Mỹ, Việt Nam, Trung Quốc, Arab Saudi, Pháp... rồi sẽ cùng chung số phận như em bé Kenya này mà thôi.

Nguồn ảnh: Dharshie Wissah/2019, đoạt giải Ciwem ảnh môi trường của năm.
FB_IMG_1583113286456.jpg
nuo
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua