Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0 (CMCN 4.0) ĐẾN CÁC HOẠT ĐỘNG GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ MẶT PHÁP LÝ LIÊN QUAN - Phần 2

MR BINH HSE

voi mamut dễ thương
Ban Quản Trị
Tham gia
4/8/18
Bài viết
298
Cảm xúc
245
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Hi các thành viên YMT, kỳ trước mình đã gởi đến diễn đàn Nội dung của phần 1: Ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động nông nghiệp . Hôm nay mình tiếp tục gởi đến phần 2 với nội dung : Ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 trong kiểm soát ô nhiễm môi trường từ hoạt động công nghiệp :
Từ khi tiến hành sự nghiệp đổi mới, mở cửa đến nay, hàng vạn nhà máy, xí nghiệp đã ra đời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển công nghiệp chủ yếu theo chiều rộng, công nghệ lạc hậu, thiếu quy hoạch đã làm cho môi trường Việt Nam những năm qua bị ô nhiễm trầm trọng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của con người cũng như sinh vật. Trong khi đó, theo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua năm 1991 thì phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu này thì khoa học công nghệ, đặc biệt là ứng dụng các thành tựu của CMCN 4.0 được coi là quốc sách hàng đầu. Cụ thể, với sự phát triển của công nghệ in 3D sẽ giúp rút ngắn quy trình sản xuất, giảm nguyên, nhiên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất góp phần phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Sử dụng công nghệ vật liệu mới nano trong sản xuất công nghiệp còn tạo ra các sản phẩm thân thiện môi trường. Hơn nữa, sự phát triển của công nghệ rô bốt, trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet kết nối vạn vật (IoT) sẽ giúp sẽ tạo ra các rô bốt tự học tập, tự nhận thức và phân công lao động. Siêu tự động hóa và siêu kết nối kết hợp với nhau cho phép hệ thống máy tính kiểm soát và quản lý các quá trình vật lý và phản ứng một cách con người. Interner of thing (IoT) có thể giúp rô bốt kết nối với nhau và tương tác với con người, thậm chí rô bốt có thể điều hành từ hoạt động sản xuất đến các hoạt động đầu tư, phân tích, quyết định các vấn đề doanh nghiệp gặp phải và đưa ra hướng giải quyết. Do vậy, ở góc độ tích cực CMCN 4.0 sẽ mang lại tương lai tươi sáng cho nâng cao năng suất lao động xã hội, thúc đẩy công nghiệp phát triển và phòng ngừa được ô nhiễm môi trường cũng như các rủi ro phát sinh. Tuy nhiên, ở góc độ khác việc sử dụng người máy và rô bốt với trí tuệ nhân tạo trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thể làm ảnh hưởng đến việc làm của người lao động, đặc biệt là lao động thủ công dệt may, da giày,…gây ra các vấn đề về môi trường và xã hội. Trên cơ sở đó cần điều chỉnh pháp luật theo hướng thúc đẩy ứng dụng thành tựu của cuộc CMCN 4.0, như: công nghệ in 3D, rô bốt trang bị trí tuệ nhân tạo nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội; nhà xưởng sản xuất gắn cảm biến kết nối với máy tính, nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý ô nhiễm môi trường được kịp thời. Các quy định pháp luật cũng cần hướng tới khuyến khích, hỗ trợ đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động để có thể làm chủ các thành tựu của 4.0 hoặc chuyển đổi nghề nghiệp để bảo đảm việc làm và sinh kế cho họ.

Các thành viên nhớ đón đọc phần 3 ở các kỳ đăng tiếp theo. Trân trọng.
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,831
Bài viết
42,125
Thành viên
31,233
Thành viên mới nhất
khachmua