Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0 (CMCN 4.0) ĐẾN CÁC HOẠT ĐỘNG GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ MẶT PHÁP LÝ LIÊN QUAN - Phần cuối

MR BINH HSE

voi mamut dễ thương
Ban Quản Trị
Tham gia
4/8/18
Bài viết
298
Cảm xúc
245
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Hi các thành viên YMT, kỳ trước mình đã gởi đến diễn đàn Nội dung của phần 4: Ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động giao thông vận tải . Hôm nay mình tiếp tục gởi đến phần 5 ( phần cuối ) với nội dung : Ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 trong kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực năng lượng.
Cùng với quá trình phát triển kinh tế, nhu cầu sử dụng năng lượng điện, đặc biệt là năng lượng tái tạo ngày càng gia tăng. Ứng dụng thành tựu của CMCN 4.0 vào lĩnh vực năng lượng sẽ mang lại nhiều ý nghĩa, đặc biệt trong bối cảnh các nguồn năng lượng hóa thạch, như: than đá, dầu mỏ ngày càng cạn kiệt. Theo đó những nguồn năng lượng mới hữu ích và thân thiện môi trường hơn, như: năng lượng sức gió, năng lượng địa nhiệt, năng lượng thủy triều, năng lượng mặt trời sẽ được sử dụng phổ biến, an toàn và hiệu quả hơn. Ví dụ: Ứng dụng vật liệu mới vừa làm vật liệu xây dựng lại vừa có thể tạo ra điện năng lấy từ năng lượng mặt trời (ngói tesla), hay pin Powerwall (lithium-Ion) xếp chồng có khả năng tích trữ điện năng cho các hộ gia đình, doanh nghiệp, thậm chí là cung cấp điện cho lưới điện,... Con người cũng có thể sản xuất ra ô tô điện, ô tô chạy bằng khí hydro, các phương tiện này được hỗ trợ bởi công nghệ Internet kết nối vạn vật thúc đẩy phát triển nền kinh tế chia sẻ như: Uber hay Grab taxi, tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu và thân thiện với môi trường, chi phí thấp. Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ rô bốt trang bị trí tuệ nhân tạo, công nghệ cảm biến tích hợp Internet kết nối vạn vật sẽ giúp chúng ta có thể quản lý được hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân, thủy điện hay nhiệt điện,… Từ đó góp phần phòng ngừa, phát hiện ô nhiễm môi trường; tham gia vào quá trình phân tích, dựa báo đưa ra phương án để xử lý ô nhiễm môi trường cũng như trực tiếp tham gia vào quá trình bảo vệ môi trường. Do vậy, trong lĩnh vực này các quy định pháp luật cần hướng tới thúc đẩy phát triển các loại năng lượng mới, sạch, thân thiện môi trường; giảm thiểu dần các nguồn năng lượng gây ô nhiễm môi trường và ứng dụng các công nghệ vào kiểm soát ô nhiễm môi trường do hoạt động năng lượng gây ra.

Có thể thấy ô nhiễm môi trường là vấn đề không của riêng quốc gia nào. Ô nhiễm môi trường tác động tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế các quốc gia, đến sức khỏe, tính mạng, đời sống của con người và sinh vật. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này chủ yếu là do hoạt động kinh tế của con người, như hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ, sản xuất năng lượng,… Muốn kiểm soát được ô nhiễm môi trường chúng ta cần phải kiểm soát được nguyên nhân gây ra ô nhiễm. Ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, đặc biệt là thành tựu vĩ đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để kiểm soát các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường có vai trò đặc biệt quan trọng. Nên việc nhận diện, dự báo tác động các thành tựu của cuộc CMCN 4.0 đến các hoạt động gây ô nhiễm môi trường là chìa khóa để xây dựng, hoàn thiện pháp luật về vấn đề này nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường hiệu quả, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành, hướng tới phát triển bền vững đất nước./.
Thay cho lời kết : Công nghệ 4.0 mang đến những tín hiệu tích cực cho sự phát triển, nhưng cũng là một bài toán cho việc kiểm soát môi trường.. Qua 5 phần của bài viết, hi vọng chúng ta có cái nhìn tích cực hơn, trách nhiệm hơn trong cải cách công nghệ, gắn liền với trách nhiệm bảo vệ môi trường bền vững.
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua