Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

Thực trạng quản lý chất thải rắn trên thế giới

Ngan2001

Mầm xanh
Tham gia
8/7/19
Bài viết
25
Cảm xúc
24
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Thực trạng quản lý chất thải rắn trên thế giới

a) Phân loại và thu gom, vận chuyển

Tỷ lệ CTR đô thị được thu gom thay đổi theo mức thu nhập của các quốc gia, theo đó, thu nhập của quốc gia càng cao thì tỷ lệ thu gom CTR càng cao. Cụ thể, tỷ lệ thu gom CTR ở các nước thu nhập cao và các nước Bắc Mỹ đạt gần 100%. Các nước thu nhập trung bình thấp có tỷ lệ thu gom trung bình khoảng 51%, trong khi ở các nước thu nhập thấp, tỷ lệ này chỉ khoảng 39%. Ở các nước thu nhập trung bình thấp, tỷ lệ thu gom đạt 71% ở các đô thị và 33% ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ bao phủ dịch vụ thu gom ở các nước Châu Á – Thái Bình Dương trung bình đạt khoảng 77% ở đô thị và 45% ở nông thôn (Silpa K. et al, 2018).

Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt ở đô thị đạt khoảng 85,5% và ở nông thôn – khoảng 40-55% năm 2018 (TCMT, 2019), cao hơn mức bình quân của các nước thu nhập trung bình thấp trên thế giới.

b) Tái chế CTR

Theo nghiên cứu của UNEP năm 2015 và Ngân hàng Thế giới 2018, tỷ lệ tái chế CTR đô thị tăng đều trong 30 năm qua ở các nước thu nhập cao, trung bình đạt khoảng 29%. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ CTR đô thị được tái chế ước tính thấp hơn 10%, cụ thể là chỉ khoảng 6% đối với nhóm nước thu nhập trung bình thấp. Tái chế kim loại, giấy, nhựa được triển khai mạnh mẽ, trong đó Trung Quốc, Ấn Độ… là các nước tái chế nhiều nhất. Trước 2018, Trung Quốc nhập khẩu 60% nhôm phế liệu, 70% giấy tái chế, 56% nhựa phế liệu (UNEP, ISWA, 2015; Silpa K. et al, 2018). Tuy nhiên, từ 2018, Trung Quốc đã thực hiện hạn chế nhập khẩu phế liệu để tái chế.
thai.jpg

Ước tính khoảng 84% chất thải điện tử trên toàn cầu được tái chế, phần lớn được thực hiện ở các nước đang phát triển (như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam…), với giá trị vật liệu của chất thải điện tử toàn cầu ước tính khoảng 48 tỷ Euro năm 2014 (Balde et al, 2015). Các loại chất thải trong nông nghiệp, chăn nuôi thường được tái chế thành năng lượng ở các dạng bioga. Chất thải xây dựng được tái chế tỷ lệ cao ở các nước phát triển, đạt đến 99% ở Nhật Bản, New Zealand. (UNEP, ISWA, 2015).

Nhìn chung, ngành công nghiệp tái chế phát triển ở các nước thu nhập cao và rất kém phát triển ở các nước thu nhập thấp và trung bình, nơi mà hoạt động tái chế chủ yếu là do khu vực phi chính thức thực hiện. Riêng Trung Quốc gần đây đã có những bước tiến mạnh mẽ về phát triển công nghiệp tái chế, đặc biệt là thu hồi năng lượng.

Là nước có thu nhập trung bình thấp, tỷ lệ tái chế CTR sinh hoạt ở Việt Nam hiện vẫn còn ở mức thấp, khoảng 8-12% CTR sinh hoạt đô thị. Việc chế biến phân vi sinh, viên nhiên liệu từ CTR đã được triển khai, tuy nhiên chưa phổ biến; hiện có khoảng 35 cơ sở xử chế biến phân hữu cơ, song chưa phát triển mạnh mẽ (Bộ TNMT, 2017). Hoạt động tái chế phi chính thức ở các làng nghề được phát triển mạnh như tái chế nhựa ở Minh Khai (Hưng Yên), tái chế chì ở Chỉ Đạo (Hưng Yên), tái chế giấy ở Yên Phong (Bắc Ninh), tái chế chất thải điện tử ở Văn Môn (Bắc Ninh)..., với công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Việc chế biến, thu hồi năng lượng từ chất thải mới chỉ bước đầu được triển khai (như ở Quảng Bình, Hà Nam, Bình Dương, Hà Nội), mặc dù tiềm năng rất lớn (Thắng N.T. và cộng sự, 2019).

c) Xử lý/tiêu hủy CTR

Tính trung bình trên toàn cầu năm 2016, có 70% lượng CTR sinh hoạt được xử lý/tiêu hủy bằng phương pháp chôn lấp, trong đó 33% bằng các bãi chôn lấp các loại và 37% bằng các bãi đổ lộ thiên; có 19% CTR sinh hoạt được tái chế và làm phân compost, còn lại 11% được tiêu hủy bằng phương pháp đốt. Các nước thu nhập cao áp dụng chôn lấp hợp vệ sinh, tái chế và đốt thu hồi năng lượng tương ứng với 39%, 29% và 22% lượng CTR. Các nước thu nhập trung bình thấp đang chôn lấp khoảng 84% (trong đó đổ lộ thiên 66%, chôn lấp 18%).

Ở Việt Nam hiện nay, ước tính 70-75% CTR sinh hoạt đang được xử lý theo phương pháp này. Năm 2016, cả nước có khoảng 660 bãi chôn lấp CTR sinh hoạt với tổng diện tích khoảng 4.900ha, trong đó có chỉ có 203 bãi chôn lấp hợp vệ sinh, chiếm 31% (Bộ TNMT, 2017).

St
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua