Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Since 2007

Tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động

Ms Bean

Cây đầu làng
Ban Quản Trị
Tham gia
20/12/07
Bài viết
861
Cảm xúc
183
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
NỘI DUNG CHẤM ĐIỂM
KIỂM TRA THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG
download file đính kèm

I-Tổ chức bộ máy làm công tác BHLĐ
Hội đồng bảo hộ lao động :
- Có quyết định thành lập Hội đồng BHLĐ và có quyết định phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Hội đồng BHLĐ.
- Hội đồng BHLĐ hoạt động tốt.
Cán bộ BHLĐ :
- Cán bộ BHLĐ được đào tạo, bố trí ổn định để đi sâu vào nghiệp vụ công tác BHLĐ ; làm tròn nhiệm vụ.
- Thực hiện đầy đủ các báo cáo, số liệu chính xác, đúng thời gian quy định.
Cán bộ y tế : có cán bộ y tế có bằng cấp theo quy định, chăm sóc tốt sức khỏe người lao động.
Mạng lưới AT - VSV :
- Bầu người là lao động trực tiếp, người có tay nghề cao, nhiệt tình và gương mẫu về BHLĐ. Mỗi tổ có 01 AT - VSV.
- ATVSV hoạt động có hiệu quả.
Phân định trách nhiệm về công tác BHLĐ : có phân định trách nhiệm BHLĐ đến từng cán bộ quản lý, nghiệp vụ : quản đốc, tổ trưởng sản xuất, trưởng phòng. Trưởng phòng phân định cho nhân viên.
Công đoàn Xí nghiệp :
- Có sự phối hợp chặt chẽ Công đoàn và chính quyền trong công tác BHLĐ, định kỳ hàng tháng họp sinh hoạt mạng lưới ATVSV cùng với phân xưởng
- Tuyên truyền, vận động, giáo dục về BHLĐ cho người lao động.
- Chăm lo bồi dưỡng nghiệp vụ và các hoạt động của mạng lưới AT - VSV.
II-Kế hoạch BHLĐ&MT
Có chương trình công tác BHLĐ & MT hàng tháng, có phân công người thực hiện từng công việc và có kiểm điểm việc thực hiện báo cáo lên ban Lãnh đạo hàng tháng
Có bảng giải trình kinh phí BHLĐ & MT được cập nhật chính xác
Kết quả thực hiện kế hoạch BHLĐ & MT (theo % số hạng mục đã hoàn thành, có hoá đơn, và xuất kho mới được tính vào kết quả thực hiện )
- 5 tháng = 40 50% : Xuất sắc
30% KH : không AT
- 11 tháng = 90 100% : Xuất sắc
60% KH : không AT
Có kế hoạch định kỳ tu sửa máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo tiêu chuẩn AT - VSLĐ và thực hiện đạt loại giỏi. Cách xác định loại giỏi như trên (mục 9)
III-Huấn luyện về BHLĐ :
- Trước khi nhận việc người lao động phải được hướng dẫn, huấn luyện về AT - VSLĐ, về nội quy lao động. Sau đó phải căn cứ vào công việc của từng người đảm nhận mà huấn luyện, hướng dẫn các biện pháp đảm bảo AT - VSLĐ phù hợp và phải kiểm tra thực hành chặt chẽ theo chế độ huấn luyện 3 bước.
- Số công nhân mới đã được huấn luyện trong kỳ kiểm tra kể cả công nhân cũ chuyển đến làm công việc mới.
Huấn luyện định kỳ tập trung (tổng số người được huấn luyện/ngày huấn luyện)
Huấn luyện biện pháp an toàn cho từng ngành, nghề, từng công việc (tổng số người/số lớp)
Huấn luyện lớp sơ cấp cứu (số người/ngày tháng/giáo viên)
Huấn luyện thực tập PCCC
Huấn luyện AT - VSV 01 năm 01 lần (số người/ngày tháng/giáo viên )
Có sổ theo dõi huấn luyện BHLĐ sổ có ghi chép đầy đủ số liệu theo quy định. Mỗi năm có 01 sổ theo dõi huấn luyện riêng
IV-Thực hiện chế độ tự kiểm tra định kỳ về BHLĐ
Tự kiểm tra về BHLĐ , có tác dụng giáo dục, nhắc nhở người sử dụng lao động và người lao động nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành các quy định về AT - VSLĐ - PCCN, kịp thời phát hiện các thiếu sót và đề ra các biện pháp khắc phục.
+ Cấp Xí nghiệp : 3 tháng 1 lần
+ Cấp phân xưởng : 1 tháng 1 lần
+ Cấp tổ sản xuất : 1 tuần 1 lần.
Kiểm tra phải có ghi vào sổ biên bản , có ký xác nhận của người sử dụng lao động và công đoàn xí nghiệp , Nếu không có sổ kiểm tra theo từng cấp sẽ xếp loại không an toàn
Cán bộ BHLĐ chuyên trách hoặc bán chuyên trách hoạt động tích cực, kiểm tra thường xuyên , lập sổ công tác ktra, đặc biệt chú ý nơi có thiết bị, vật tư và công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ.
Tổ trưởng sản xuất, tổ trưởng Công đoàn kiêm ATVSV hoạt động tích cực, kiểm tra thường xuyên.
Người lao động đầu giờ làm việc hàng ngày phải quan sát, tự kiểm tra tình trạng an toàn của máy, thiết bị, hệ thống điện, tiếp đất, che chắn vùng nguy hiểm ... nếu thấy nguy cơ gây tai nạn phải báo cáo cho tổ trưởng sản xuất,an toàn viên tổ, không được tự ý khắc phục
Thực hiện kịp thời các kiến nghị về BHLĐ của Công ty, của các đoàn kiểm tra và của Xí nghiệp.
V-Thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn
Căn cứ tiêu chuẩn, quy phạm ATLĐ - VSLĐ của Nhà nước, của ngành ban hành, Giám đốc Xí nghiệp phải xây dựng quy trình đảm bảo AT - VSLĐ cho từng loại máy, thiết bị, vật tư và nội quy an toàn - vệ sinh nơi làm việc, có biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh cho từng công việc.
Nơi làm việc, nơi đặt máy, thiết bị, điện, nơi có hóa chất, có yếu tố nguy hiểm độc hại phải bố trí đề phòng sự cố, có bảng chỉ dẫn về AT – VSLĐ, đặt ở vị trí mọi người dễ nhận thấy, dễ đọc.
Nơi làm việc phải gọn gàng, trật tự, sạch sẽ, đủ ánh sáng.
Nền nhà xưởng không gồ ghề, không trơn trượt, không ẩm ướt, không rơi vãi vật tư, phế liệu ...
Bố trí riêng biệt chỗ hàn hồ quang và phải che chắn tia hồ quang.
Tất cả các máy, thiết bị đều phải có thiết bị an toàn, các bộ phận truyền động, vùng nguy hiểm phải có bao che, biển báo.
Những thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ phải được đăng kiểm, khám nghiệm theo TT 04/2008
- Công nhân vận hành máy phải theo đúng quy trình an toàn.
- Khi máy đang sửa chữa, công nhân cơ khí chưa bàn giao, công nhân công nghệ không được vận hành máy, phải đứng ra ngoài để tránh TNLĐ.
- Những người không có trách nhiệm không được sử dụng máy.
VI- An toàn điện
Tất cả các thiết bị điện phải được nối đất, nối trung tính hay tự cắt điện bảo vệ.
Các bộ phận dẫn điện hở mà công nhân có thể chạm vào, trạm biến thế phải có rào ngăn đảm bảo khoảng cách an toàn.
Nhà xưởng phải có thu lôi chống sét. Thu lôi, nối đất phải được kiểm tra định kỳ.
Cầu dao điện, công tắc điện phải được bắt chặt vào tường nhà, có hộp che chắn an toàn. Tủ,bảng điện phải được làm vệ sinh định kỳ,đặc biệt ở khu vực có bụi kim loại,bụi hoá chất .
Các thiết bị điện đều phải có CB tự cắt điện phù hợp với cường độ dòng điện cho phép.
Dây dẫn phải đặt đúng quy cách, dây phải bắt qua sứ cấm, không được bắt trực tiếp vào tường, trần nhà, vào vì kèo.
Cầu dao điện, công tắc điện phải ghi rõ nhiệm vụ (cho máy nào, động cơ nào, chiều đóng cắt)
Cầu dao điện, công tắc điện phải đặt ở vị trí thao tác dễ dàng. Phải thông thoáng lối đi ra vào để khi cần thiết đóng cắt điện được nhanh chóng, kịp thời.
- Trước khi lau chùi, sửa chữa, giải quyết sự cố phải cắt điện vào máy và thiết bị điện, đồng thời treo bảng “Cấm đóng điện” ở tủ điện,(chỉ có người có trách nhiệm mới được mở tủ đóng, mở cầu dao nầy )
- Chỉ khi máy dừng hẳn mới được lau chùi, sửa chữa, hay giải quyết sự cố.
Chỉ người đã được hướng dẫn, huấn luyện về an toàn điện mới được làm công việc về điện. Phải sử dụng đúng dụng cụ và mang đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc, tiếp xúc với các công việc về điện .
Phải định kỳ kiểm tra về điện để phát hiện và sửa chữa kịp thời. Đối với các thiết bị điện cầm tay phải có sổ ghi chép các thông số đo kiểm tra điện trở cách điện định kỳ.Phải kiểm tra định kỳ máy ít nhất 6 tháng/lần (điện trở cách điện phải ≥ 1M
VII-An toàn hóa chất
Khi làm việc với hóa chất độc hại công nhân phải hiểu biết về tính chất độc hại và biện pháp phòng ngừa nguy hiểm đối với hóa chất độc hại đó. Phải có bảng dữ liệu an toàn hoá chất (nhận dạng hoá chất và phân loại,sự độc hại,cách phòng ngừa,biện pháp xử lý khẩn cấp), bảng hướng dẫn trình tự thao tác an toàn đối với mỗi loại hoá chất ( và bảng cấm cần thiết ) treo tại khu vực có hoá chất nguy hiểm
Không ăn uống, hút thuốc nơi làm việc có hóa chất. Phải rửa tay, thay quần áo trước khi ăn.
Phải có chất trung hòa, có vòi rửa mắt cấp cứu trong khu vực làm việc có hóa chất độc hại.
Không sử dụng lao động nữ vào làm việc ở nơi nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Bố trí riêng biệt nơi sản xuất, có nhiều khí độc, bụi độc, đảm bảo khoảng cách an toàn. - Có phương án giải quyết các trường hợp khẩn cấp khi có sự cố xảy ra
- Phòng thí nghiệm hoá chất phải có nội qui an toàn ptn .Bảng nội qui an toàn phải được đặt ở vị trí dễ thấy
IIX- An toàn làm việc trên cao
Bất kỳ làm công việc gì ổ trên cao (trên 1,5 mét so với mặt đất, sàn nhà) công nhân phải đứng trên sàn thao tác vững chắc (bục, kệ, thang, giàn giáo) có lan can an toàn. Trong trường hợp không có sàn thao tác nhất thiết công nhân phải đeo dây an toàn. Trong phạm vi đang có người làm việc trên cao,phải có rào ngăn và biển cấm bên dưới, để tránh dụng cụ, vật liệu từ máy rơi vào người qua lại
Công nhân phải chấp hành nội quy làm việc trên cao :
- Không được đùa nghịch trên cao.
- Không leo qua các lan can an toàn.
- Lên xuống phải đi theo thang.
- Không được đi lại trên đỉnh tường, đỉnh dầm và các kết cấu cheo leo.
- Không được đứng trên thang khi dịch chuyển thang sang vị trí khác .
- Không đưa dụng cụ lên cao bằng cách tung ,ném
IX- An toàn về gas
Thường xuyên kiểm tra định kỳ để phát hiện rò rỉ gas bằng cách quét nước xà phòng ( có sổ ghi biên bản đối với việc ktra)
Hệ thống bình gas phải được gắn thiết bị giảm áp mục đích để giảm áp suất trong bình và điều tiết gas theo lưu lượng cần thiết
- Các dụng cụ hàn phải được gắn thiết bị chống cháy ngược
Thường xuyên theo dõi hạn đăng kiểm và khám nghiệm bồn gas theo qui định
Khi xếp thẻ vào sườn, hay rời vị trí công tác, phải khoá van phụ vào đường ống ngay tại vị trí công tác để tiết kiệm & an toàn cho những người làm việc xung quanh ( khâu hàn chì của tổ LR )
Sử dụng gas cần hợp đồng với cơ quan có tư cách pháp nhân, thường xuyên kiểm tra bình, đường ống dẫn gas trước khi đưa vào sử dụng .
X- An toàn trong công tác xếp dỡ
Người làm công việc xếp dỡ, phải được ktra sức khoẻ đạt yêu cầu, được hl biện pháp an toàn và trang bị đầy đủ ph/tiện bảo vệ cá nhân phù hợp
Khi dỡ hàng, lấy lần lượt từ trên cao xuống.Không đồng thời bố trí người làm việc trên ngọn và chân đống hàng
Khi xếp dỡ , để an toàn cho người và hàng hoá, các palette phải chắc chắn. Hàng hoá trên xe nâng phải chất cao vừa phải để ko áng tầm nhìn phía trước,xe nâng phải có còi,đèn,kính chiếu hậu đầy đủ .
XI- An toàn phòng chống cháy nổ
Có đủ nội quy, tiêu lệnh PCCC.
Thực hiện tốt nội quy PCCC
Có phương án phòng chống cháy nổ do Giám đốc Xí nghiệp ban hành được cơ quan PCCC thông qua. Phương án phải cập nhật, bổ sung mỗi khi có thay đổi.
Có lực lượng PCCC nghĩa vụ theo quy định
Lực lượng nầy phải được huấn luyện hàng năm về phòng cháy,chữa cháy, thoát hiểm
Có đủ phương tiện PCCC hợp lý, có hiệu lực, đặt đúng nơi quy định, dễ thấy, dễ lấy.
Không để hàng hoá, vật dụng cản trở cầu thang, lối đi, phương tiện chữa cháy,tủ,bảng điện, cửa thoát hiểm.
Cửa thoát hiểm phải được mở ra ngoài
Nắm chắc số lượng và chất lượng dụng cụ PCCC, sử dụng thành thạo, bảo quản chu đáo các phương tiện PCCC đó. Kiểm tra định kỳ các thiết bị chữa cháy, báo cháy, có sổ ghi nhận xét và kiến nghị lên cấp xí nghiệp
Chữa cháy giỏi, kể cả kiểm tra thực tập PCCC
XII-Vệ sinh lao động
Có sổ HỒ SƠ VỆ SINH LAO ĐỘNG do Bộ Y tế ban hành.
Hồ sơ vệ sinh lao động trong đó có hồ sơ vệ sinh lao động phân xưởng có đủ số liệu về điều kiện vệ sinh và y tế Xí nghiệp.
Nơi làm việc phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh lao động bao gồm các yếu tố :
- Vi khí hậu (nhiệt độ, tốc độ gió, bức xạ nhiệt).
- yếu tố vật lý (ánh sáng, tiếng ồn, độ rung).
- Bụi và các yếu tố hóa học (hơi khí độc,..
kết quả đo môi trường hàng năm là cơ sở để đánh giá môi trường lao động Xí nghiệp, so sánh bằng mẫu đo đạt, so với năm trước :
> loại xuất sắc.
= Loại trung bình
< loại kém : không an toàn.
Tổ chức tốt việc khám sức khỏe định kỳ, khám tuyển, khám bệnh nghề nghiệp .
Có đủ hồ sơ quản lý sức khỏe và bệnh tật người lao động của Xí nghiệp gồm các hồ sơ về :
- Khám sức khỏe định kỳ.
- Tình hình bệnh tật trong năm.
- Quản lý bệnh mãn tính.
- Diễn biến bệnh nghề nghiệp.
- Có phương án scc các trường hợp TNLĐ của xí nghiệp
Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện ngay trong ca làm việc tại chỗ. Không được đưa vào đơn giá tiền lương, không được trả bằng tiền - có sổ theo dõi bồi dưỡng bằng hiện vật hàng ngày số liệu rõ ràng.
Người làm việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại, phải được cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo ngành nghề.
Người lao động phải sử dụng đầy đủ và nghiêm túc các phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định.
Biết bảo quản trang bị, ko vứt bừa bãi, thường xuyên kiểm tra, bảo trì và giữ chúng trong điều kiện sử dụng tốt
Có sổ theo dõi và ký nhận của từng người lao động về những trang bị BHLĐ họ đã nhận.
Tất cả các vụ TNLĐ, các trường hợp bị bệnh nghề nghiệp, cháy nổ đều phải khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê báo cáo kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.
Phải cấp cứu kịp thời, điều trị chu đáo người bị tai nạn .Khắc phục kịp thời những thiếu sót, xử lý nghiêm người có lỗi, không để tái diễn tai nạn đó.
XIII-Vệ sinh môi trường
Có nhân viên phụ trách các yêu cầu về bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt đảm bảo vận hành thường xuyên và ổn định .
Có biện pháp phân loại rác tại nguồn.Có đăng ký chủ nguồn thải,và hợp đồng với cơ quan có tư cách pháp nhân xử lý chất thải nguy hại .
Có thực hiện việc đo đạc và đánh giá tác động môi trường hoặc bảng đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường
XIV- Sáng kiến về BHLĐ
Có đăng ký sáng kiến BHLĐ & thực hiện tốt sáng kiến đã đăng ký với Công ty,
Có đổi mới, có áp dụng trang bị BHLĐ tiên tiến, có nhiều biện pháp để công nhân thực hiện trang bị phòng hộ cá nhân.
XV- Tổ chức tuyên truyền, cổ động về BHLĐ
Tuyên truyền bằng phát thanh (có sổ theo dõi,bảng tin được cập nhật thường xuyên). Tuyên truyền bằng tranh ảnh, áp phích
Tuyên truyền bằng nói chuyện, chiếu phim Ít nhất 1 lần / năm
Tổ chức tốt, hoạt động tích cực trong việc hưởng ứng tuần lễ quốc gia về AT - VSLĐ hàng năm.
Bình chọn các cá nhân làm công tác BHLĐ,MT xuất sắc & khen thưởng hàng năm ( mỗi năm 1 lần )
XVI-Hiệu quả chung
Cơ sở sản xuất phong quang, gọn sạch. Cơ sở có nhiều tiến bộ về đổi mới môi trường.
Số vụ TNLĐ, cháy nổ giảm so với cùng
kỳ năm ngoái.
Số người lao động mắc bệnh nghề nghiệp giảm.

Tổng số ô có điểm ở mỗi cột
Tổng số điểm ở từng cột
Tổng số điểm ở 3 cột
 

Đính kèm

  • tu-cham-diem-an-toan.pdf
    161.7 KB · Lượt xem: 1,835

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua