Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Since 2007

VN đang bị ảnh hưởng nặng bởi sự biến đổi khí hậu là do ?

baboxanh

Cỏ 4 lá
Tham gia
4/1/08
Bài viết
62
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
"Lời nguyền tài nguyên"

"Lời nguyền tài nguyên" và nguy cơ của một nước làm thuê
Tác giả: Nguyễn Trung

25 năm vận hành nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, chúng ta đang đứng trước nguy cơ trở thành một nước đi làm thuê và đất nước cho thuê với cả nghĩa đen và nghĩa bóng - Nguyễn Trung

LTS: Trong phần trước, nhà nghiên cứu Nguyễn Trung bàn về ứng xử đối ngoại cần có của Việt Nam trong thập kỷ mới, trong đó bàn sâu về quan hệ Việt - Trung. Từ đó, ông đi đến kết luận: để VN có vai trong thế giới mà các nước lớn, trong đó có Trung Quốc cần, dân tộc VN cần phải tìm cách thoát khỏi tình trạng tụt hậu về kinh tế.

Ở phần này, Nguyễn Trung phân tích những thách thức của mô hình phát triển hiện tại.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, trong đó có những vấn đề cần được tiếp tục tranh luận và làm sáng tỏ thêm.
Phần trước:

Định vị Việt Nam trong thế giới của thập kỉ mới

Việt Nam nên đóng vai nào trong thế giới mới

25 năm chưa thấy rõ hình hài công nghiệp hoá

Trong 25 năm kể từ khi tiến hành Đổi Mới, kinh tế nước ta vận hành theo mô hình tăng trưởng theo chiều rộng: chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế so sánh về giá lao động rẻ (trình độ tay nghề thấp, ít hàm lượng kỹ thuật, thậm chí một bộ phận đáng kể là lao động cơ bắp); khai thác tài nguyên thiên nhiên, (3)đẩy mạnh đầu tư từ các nguồn trong nước và nước ngoài cho phát triển một nền kinh tế sử dụng nhiều lao động giá rẻ và tiêu thụ nhiều tài nguyên thiên nhiên, (4)sử dụng lãng phí đất đai và không thân thiện với môi trường.

Nhìn chung trong suốt thời kỳ này nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao, song chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp so với công sức bỏ ra và so với những cái giá phải trả. Đại hội X đã phê phán tình trạng yếu kém của mô hình phát triển theo chiều rộng.
than4.jpg


Mối lo lớn nhất là sau ¼ thế kỷ tăng trưởng và phát triển kể từ khi đổi mới, nước ta cho đến nay vẫn chỉ là người cung cấp lao động rẻ, nông phẩm thô, nguyên liệu thô hoặc sơ chế thấp, sản phẩm gia công, sản phẩm chế tạo với hàm lượng công nghệ thấp, đất đai và thị trường nội địa trở thành nơi thu hút FDI chủ yếu cho công nghiệp có hàm lượng công nghệ thấp và gây nhiều gánh nặng cho môi trường tự nhiên và xã hội...

Trong thập kỷ tới, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước nhất thiết đòi hỏi phải có tầm nhìn thấu đáo cục diện thế giới - với lý tưởng lợi ích dân tộc và lợi ích quốc gia là duy nhất và trên hết, để có đủ trí tuệ và bản lĩnh tạo ra cho đất nước bên trong là sự đồng thuận không gì phá vỡ được, bên ngoài là một bối cảnh hòa bình tối ưu cho phép.

Với chiến lược phát triển dựa vào 4 yếu tố như vậy, thế mạnh lớn nhất và nguồn lực nội tại lớn nhất của đất nước là con người Việt Nam không được phát huy. Trên thực tế nước ta đang đứng trước nguy cơ trở thành một nước đi làm thuê và đất nước cho thuê với cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Với GDP tính theo đầu người hiện nay đạt khoảng 1000 USD - tăng khoảng 10 lần so với khi bước vào đổi mới, nước ta mới ra khỏi nhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp. Hiện tại nền kinh tế nước ta phát triển ở mức thấp trên các phương diện: trình độ lao động, hàm lượng công nghệ, năng lực kinh doanh, năng lực quản lý đất nước, hiệu quả kinh tế, sự phát triển của con người, của văn hóa, xã hội và của toàn bộ hệ thống chính trị...

Nhìn chung sau 25 năm vẫn chưa thấy hình hài của một nền kinh tế công nghiệp hóa, càng chưa thể hình dung một quốc gia công nghiệp Việt Nam trong vòng một hai thập kỷ tới sẽ ra sao. Điều này có nghĩa vào năm 2020, thời điểm hoàn thành mục tiêu trở thành nước công nghiệp hóa, nước ta sẽ vẫn còn đứng cách rất xa các chỉ tiêu của một nước được coi là hoàn thành giai đoạn công nghiệp hóa.

Một quốc gia hoàn thành thời kỳ công nghiệp hóa còn phải được nhìn nhận theo các tiêu chí của một xã hội công nghiệp. Trên phương diện này, phải nói nước ta còn khá lạc hậu so với một nước công nghiệp hóa và so với thế giới chung quanh về nhiều mặt: dân trí, tính công khai minh bạch, xã hội dân sự, năng lực, tính trách nhiệm và tính tin cậy được (accountability) của bộ máy nhà nước, đặt Hiến pháp và pháp luật lên trên hết, khả năng đề kháng hay khắc phục những tha hóa mới về nhiều mặt nhiễm phải trong quá trình công nghiệp hóa và hội nhập, đặc biệt nghiêm trọng là tình trạng lạc hậu và đi sai hướng của hệ thống giáo dục với những hệ quả lâu dài và khó lường cho tương lai...

Nói một cách hình ảnh: Đến năm 2010, sau ¼ thế kỷ đổi mới, nước ta có lẽ mới chỉ đi được khoảng 1/3 hay một nửa đầu của toàn bộ chặng đường công nghiệp hóa mà thôi.

Từ nay đến năm 2020 có cách nào "đi" hay "bay" nốt 2/3 hay một nửa chặng đường còn lại không? Dứt khoát không! Thậm chí "đi" hay "bay" tiếp tục như hiện nay, sẽ rất khó có một nước Việt Nam công nghiệp hóa trong vòng ba bốn thập kỷ tới, hoặc không bao giờ!

Không để bị ru ngủ mãi

Sau 25 năm công nghiệp hóa, nước ta có một nền kinh tế còn nhiều đặc tính manh mún, bóc ngắn cắn dài, tranh thủ được cái gì thì làm cái nấy, và nhìn chung là ngày càng có những mất cân đối lớn, ngày càng đi sâu vào một cơ cấu kinh tế lạc hậu và ô nhiễm môi trường nặng nề! Hơn nữa tính mất cân đối, tính lạc hậu này và tình trạng ô nhiễm môi trường đã tới ranh giới chịu đựng cuối cùng.

Xin đơn cử một vài ví dụ:
than1.jpg


o Xuất khẩu than, dầu, gạo và nhiều sản phẩm khác đã tới đỉnh của khả năng cho phép, không thể vượt qua được, thậm chí tiếp tục duy trì những cái "đỉnh" này có thể dẫn tới thảm họa.

o Ô nhiễm môi trường và sử dụng đất đai lãng phí đã tới mức nguy hiểm, trong khi dân số tiếp tục tăng, ruộng đất ngày càng khan hiếm.

o Cơ cấu kinh tế lạc hậu và nhiều chính sách kinh tế - xã hội hiện nay chẳng những có thể lọai bỏ cơ may mà "cơ cấu dân số vàng" của chúng ta (tỷ lệ người trong tuổi lao động chiếm quá nửa hoặc gần gấp đôi số người sống phụ thuộc) có thể đem lại cho đất nước. Thậm chí "cơ cấu dân số vàng" này có thể biến thành mối đe dọa lớn vì nạn thất nghiệp và sự xuống cấp của xã hội đang trở nên nghiêm trọng.

o Hiện nay vì những yếu kém về nhiều mặt trong thu hút FDI, nước ta hàng năm phải tìm cách xuất khẩu một lượng lao động lớn, đang trở thành địa điểm cho nước ngoài thuê để làm ra các sản phẩm tiêu hao nhiều tài nguyên, năng lượng và gây ô nhiễm moi trường. Nói gắn gọn, nước ta về nhiều mặt thực chất đang là nước đi làm thuê và là đất nước cho thuê.

o Nhập siêu và thâm hụt ngân sách cứ tiếp tục như hiện này sẽ hứa hẹn những đổ vỡ lớn trong tầm tay.

o Càng nhiều đô thị hiện đại mọc lên do đầu tư nước ngoài, nhưng sự phát triển những mặt khác nếu không phát triển đồng bộ (nhất là luật pháp, năng lực hành chính, các chính sách kinh tế, các ngành dịch vụ, nguồn nhân lực, các ngành cung ứng...) thì sẽ hoặc là thất bại lớn, hoặc biến thành các dự án treo, thành đầu cơ đất đai và tạo ra nhiều nguy cơ khác nữa.

Xin đừng để những lời khen vàng ngọc của nước ngoài về "tính năng động", về "triển vọng tốt đẹp" của kinh tế Việt Nam, về "khả năng hấp dẫn" của thị trường Việt Nam, "Việt Nam là nền kinh tế đang lên", về vân vân... ru ngủ chúng ta.

Cứ cho những lời khen ấy là thực bụng, thì cũng đừng quên họ nhìn Việt Nam về nhiều mặt đang là thị trường tốt nhất để đưa tới những thứ họ đang muốn loại bỏ ở nước họ hoặc những thứ các nơi đang thừa ế và muốn tống khứ. Các dự án đóng tàu, dự án thép và xi-măng khổng lồ là những ví dụ tiêu biểu, chưa nói đến hàng trăm sân golf...

Càng phát triển, càng ách tắc

Tóm lại, tình hình phát triển kinh tế 25 năm qua cho thấy mô hình phát triển kinh tế theo chiều rộng đã đi trọn vòng đời của nó. Điều này thể hiện tập trung nhất ở chỉ số lạm phát và chỉ số ICOR của nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây liên tục tăng cao và thuộc loại cao nhất ở châu Á, đồng thời lạm phát vượt xa mức tăng trưởng.

Nói nôm na đấy là hiện tượng: Tiền của công sức bỏ ra ngày càng nhiều, hiệu quả kinh tế thu được có tỷ lệ ngày càng thấp. Kéo dài tình trạng này sẽ kiệt sức.




Tăng trưởng GDP


Tỷ lệ lạm phát


Chỉ số ICOR

2006


8,17%


7,7%


5,0

2007


8,48


12,6


5,2

2008


6,23


19,89 (22,97)*


6,9

2009**


5,2


9,4





Nguồn: Tổng cục Thống kê *IMF & EIU **Dự báo






Càng phát triển, nền kinh tế càng tích tụ nhiều ách tắc hay mất cân đối mới. Những hiện tượng ách tắc này được đặt dưới cái tên gọi chung là những thắt cổ chai. Đó là những mất cân đối ngày càng gay gắt:

* giữa khả năng đáp ứng của kết cấu hạ tầng và đòi hỏi phát triển của nền kinh tế; giữa sự phát triển yếu kém nguồn nhân lực và đòi hỏi của phát triển kinh tế - xã hội;
* giữa khả năng quản trị quốc gia và đòi hỏi phát triển của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa và hội nhập, tình trạng quan liêu và nạn tham nhũng, khả năng yếu kém trong thực thi pháp luật...;
* đặc biệt là tình trạng nhập siêu và tình trạng thâm hụt ngân sách nghiêm trọng: Nhập siêu từ năm 2000 ngày càng lớn và được coi là ở mức báo động. Kể từ năm 1995 đến 2005, nhập siêu của Việt Nam luôn ở mức dưới 5 tỷ USD và ước khoảng 10% GDP; song đã tăng vọt lên trên 12 tỷ USD vào năm 2007 (gấp 2,4 lần so với năm 2006) và đến hết tháng 9/2008, tổng mức nhập siêu đã lên tới con số 15,8 tỷ USD (ước khoảng trên 20% GDP/năm)... Nếu phân tích các quốc gia ta nhập siêu, sẽ thấy bức tranh trầm trọng hơn (chủ yếu từ Trung Quốc và các nước châu Á - là các quốc gia có công nghệ thấp). Thâm hụt ngân sách từ năm 2000 trung bình là 5-6% GDP/năm, riêng năm 2009 dự kiến là 8% GDP/năm.
* giữa một bên là năng lực và chất lượng trong việc hoạch định chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển.., và một bên là đòi hỏi phát triển mọi mặt đất nước.

Hệ quả lớn nhất của tình trạng càng phát triển càng tích tụ ngày càng nhiều ách tắc và mất cân đối lớn là hầu như cản trở mọi chiến lược hay chủ trương phát triển có tính dài hạn.

Mới dừng ở công nghiệp hóa "gặp gì làm nấy"

Nội dung công nghiệp hóa trên thực tế đã tiến hành 25 năm qua chủ yếu được xác định qua các chỉ số tăng trưởng đặt ra cho các kế hoạch 5 năm theo các khu vực kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ), thiếu hẳn việc xác định nội dung cụ thể công nghiệp hóa về một số ngành và sản phẩm kinh tế mà quá trình công nghiệp hóa phải từng bước giành được cho các thị trường ngách hoặc thị trường mới. Nói một cách khác đấy là cách hoạch định công cuộc công nghiệp hóa về mặt số lượng.



Việt Nam thiếu hẳn chiến lược, kế hoạch và các quy hoạch cụ thể phát triển kết cấu hạ tầng đi song song hoặc đi trước một bước mở đường cho sự tiến triển của công nghiệp hóa với nội dung khai thác thị trường ngách và chiếm thị trường mới.

Chúng ta cũng thiếu hẳn chiến lược phát triển nguồn nhân lực mà sự nghiệp công nghiệp hóa/ hiện đại hóa đất nước đòi hỏi, thậm chí có thể nói hệ thống giáo dục và chính sách phát triển nguồn nhân lực hiện nay là hoàn toàn bất cập, trực tiếp gia tăng sự tụt hậu của đất nước và để lại nhiều hệ quả lâu dài.

Ta chỉ đề ra yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các chỉ số số lượng cần đạt được cho tỷ trọng các khu vực kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ), song trong thực tế thiếu rất nhiều chính sách vĩ mô hỗ trợ quá trình chuyển đổi này, những chính sách vĩ mô hiện có không đáp ứng được đòi hỏi này. Các Đại hội đều phê phán là cơ cấu kinh tế chuyển đổi rất chậm, nhưng đến nay chưa có kế sách gì đảo ngược tình hình này.

Đặc biệt nghiêm trọng là các Đại hội Đảng đều thừa nhận cải cách chính trị không đi kịp với đòi hỏi của phát triển kinh tế và xã hội, do đó chẳng những không thúc đẩy mạnh mẽ quá trình công nghiệp hóa, không phát huy được cái mạnh và những thuận lợi của đất nước. Thậm chí, nó làm cho quá trình này chậm lại. Trong quá trình thực hiện, các kế hoạch 5 năm thường bị thiên lệch, biến tướng khá xa.

Nói ngắn gọn, cho đến nay mới chỉ có chủ trương hay mong muốn công nghiệp hóa với cái đích phải đạt được vào năm 2020; nghĩa là thiếu hẳn một chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa đồng bộ, xuyên xuốt và có hiệu quả cho mục tiêu trở thành một nước công nghiệp hóa.

Tất cả những điều vừa trình bày toát lên một sự thật: Nước ta sau 25 năm trên thực tế vẫn chưa có một chiến lược công nghiệp hóa đúng với cái tên gọi của nó. Quá trình công nghiệp hóa cho đến nay diễn ra hầu như dưới dạng một chuỗi các kế hoạch 5 năm cộng lại, và rất khó nói rằng những kế hoạch 5 năm này được thiết kế theo một quan điểm chiến lược công nghiệp hóa xuyên xuốt.

Thực tế đã diễn ra chủ yếu là: tranh thủ làm được gì làm nấy, gặp gì làm nấy, không ít tình trạng chồng chéo, trùng lặp, giẫm đạp lên nhau - tỉnh anh có xi măng lò đứng, tỉnh tôi cũng có; tỉnh anh có nhà máy mía đường, tỉnh tôi không kém tỉnh anh; tỉnh anh có khu công nghiệp, tỉnh tôi cũng không thua...

Quá trình công nghiệp hóa 25 năm qua chủ yếu do sự lôi kéo, sức đẩy và sự dẫn dắt tự thân của cuộc sống và tác động của đầu tư và dòng vốn từ bên ngoài, nhiều hơn là do sự thúc đẩy theo một hướng chiến lược được xác lập của hệ thống chính trị và do sự giác ngộ với tầm nhìn sắc bén của những người lãnh đạo.

Cần nói ngay, phát triển như thế đang tạo ra nguy cơ lệ thuộc (chứ không phải phụ thuộc lẫn nhau, cũng không phải "win-win") ngày càng nguy hiểm

Đổi mới thể chế chưa theo kịp đổi mới kinh tế

Hơn nữa, nội dung công nghiệp hóa 25 năm qua chưa đặt ra vấn đề phát huy lợi thế và nguồn lực lớn nhất của nước ta là con người Việt Nam.

Các Đại hội Đảng nhấn mạnh coi con người là trung tâm, song lại hiểu vấn đề này chủ yếu theo những khía cạnh phát triển giáo dục, văn hóa, xã hội. Trên thực tế triển khai, chưa thể nói con người đã trở thành trung tâm của mọi chính sách phát triển kinh tế xã hội. Càng chưa thể nói con người là đối tượng trung tâm được phục vụ của mọi nỗ lực của hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước.

Xin nhấn mạnh: quan điểm coi con người là trung tâm như vậy và quan điểm phát huy thế mạnh và nguồn lực lớn nhất của đất nước là con người cho sự nghiệp công nghiệp hóa là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.

Có lẽ sự thiếu vắng một chiến lược công nghiệp hóa dựa trên phát huy thế mạnh và nguồn lực lớn nhất này của đất nước là một trong các tác nhân chính khiến cho quá trình và nội dung công nghiệp hóa 25 năm qua nặng về chạy theo số lượng, chứ không phải là chất lượng.

Sự thiếu vắng quan điểm chiến lược cực kỳ hệ trọng này đã xô đẩy quá trình công nghiệp hóa chủ yếu chạy theo số lượng rất khó cưỡng lại; qua đó công nghiệp hóa rơi vào tình trạng bước trước không chuẩn bị được bao nhiêu cho bước tiếp theo, càng phát triển cơ cấu kinh tế càng khó chuyển dịch. Tình trạng này đồng thời cũng tăng thêm sự hụt hẫng và trì trệ trong đổi mới thể chế chính trị - xã hội theo yêu cầu phát huy thế mạnh và nguồn lực lớn nhất của đất nước là con người.

"Lời nguyền tài nguyên"

Càng phát triển, quá trình công nghiệp hóa 25 năm qua có khuynh hướng càng đi sâu vào kinh tế thượng nguồn: khai thác khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên khác, phát triển sản phẩm thô, giá trị gia tăng rất thấp, duy trì công nghệ lạc hậu, cái giá phải trả cho hủy hoại môi trường tự nhiên và môi trường xã hội rất cao...

Đặc biệt là trong các "nền kinh tế GDP tỉnh", hầu như tất cả các tỉnh có khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên thì đều coi đấy là thế mạnh của mình và ra sức khai thác bừa bãi; có nơi Thủ tướng đã phải ra lệnh đình chỉ.

Phát triển kinh tế thượng nguồn là điều khó tránh khỏi ban đầu đối với một nước nghèo và lạc hậu. Song sai lầm là ở chỗ muốn lấy phát triển kinh tế thượng nguồn làm cú hích và nguồn tích tụ vốn cho công nghiệp hóa, thậm chí coi kinh tế thượng nguồn là một nội dung quan trọng của công nghiệp hóa, tại nhiều vùng trong nước đã và đang xảy ra phát triển kinh tế thượng nguồn với bất kỳ giá nào.

Cũng phải nói rõ thêm, nhiều tỉnh bí quá không biết làm gì thì bóc rừng và bóc khoáng sản để lãnh đạo tỉnh "thi đua" trong việc tạo thành tích thay đổi tỷ trọng cơ cấu trong "nền kinh tế GDP tỉnh" của mình, nhân dân tại chỗ chịu thêm nhiều thiệt hại và nhà nước hầu như không được lợi gì song trên mặt nhiều báo cáo lại được coi đây là thành tích!

Hạch toán chung của phát triển kinh tế thượng nguồn theo kiểu như vậy trong 25 năm qua là lợi bất cập hại, cái giá phải trả cho phát triển quá đắt so với mức tiến bộ đạt được, tiếp tục ghìm giữ đất nước trong vòng lạc hậu cả về kinh tế, chính trị, xã hội. Chính điều này góp phần giải thích tại sao 25 năm ban đầu của nước ta đi chậm hơn 25 năm đầu của các NICs như Hàn Quốc và Đài Loan, thậm chí đang thúc đẩy đất nước rẽ vào ngả đường trở thành một Philippines mới!

Trên thế giới người ta gọi hiện tượng này là căn bệnh Hà Lan hay là "lời nguyền của tài nguyên", giải thích căn nguyên hàng chục năm qua lấy xuất khẩu tài nguyên làm nguồn thu nhập quan trọng song hiện nay vẫn ở trong vòng lạc hậu - đấy chính là căn bệnh kinh tế Hà Lan đã mắc phải năm 1977, khi quá chú trọng xuất khẩu khí thiên nhiên và qua đó làm trì trệ và suy sụp nhiều ngành kinh tế khác, Hà Lan buộc phải thay đổi chiến lược phát triển của mình để tìm lối thoát.

Hãy thử xem xét một số vấn đề:

Các xí nghiệp xi-măng, luyện thép đã có, đang xây dựng, hoặc đã được cấp phép xây dựng sẽ dẫn tới tình hình nước ta vào năm 2020 thừa khoảng một chục triệu tấn xi măng/năm và khoảng 20 triệu tấn thép/năm trong tình trạng đất nước ngày càng thiếu năng lượng gay gắt. Phải chăng mục tiêu công nghiệp hóa của nước ta như vậy là để trở thành cường quốc xi-măng và thép trong thế kỷ 21 này?

Nếu điều này xảy ra, chắc chắn là một thảm họa cho đất nước - trước hết vì cảnh quan môi trường tự nhiên của đất nước sẽ bị "mặt trăng hóa" nhiều vùng, kinh tế nước ta sẽ đổ vỡ, vì bị xi-măng và thép không có khả năng cạnh tranh của chúng ta đè bẹp..

Vào năm 2015 trở đi, nước ta sẽ thiếu năng lượng trầm trọng và phải nhập khẩu, trong khi đó xuất khẩu than và dầu của nước ta xuốt 25 năm qua hầu như bỏ qua tương lai của đất nước! Phát triển thủy điện đã vượt qua cái ngưỡng cho phép.

Trong khi đó nhà nước lại thiếu hẳn việc nghiêm khắc rà xoát, đánh giá lại chính sách năng lượng quốc gia hiện nay, thiếu hẳn những nỗ lực xử lý nghiêm khắc và khắc phục tình trạng lãng phí và thất thoát năng lượng quá lớn đang diễn ra hàng chục năm nay.

Nếu đánh giá nghiêm túc chi phí/lợi ích (cost/benefit), bao gồm cả những việc như chi phí cho khắc phục những tác động ngoại vi của việc khai thác than, hoàn trả môi trưởng tự nhiên nơi khai thác, sự thất thoát hàng chục triệu tấn than lậu/năm, sự tàn phá môi trường tự nhiên trong vùng, đánh giá cái được và cái mất so với đòi hỏi của chiến lược năng lượng quốc gia, vân... vân... khó có thể coi việc khai thác mỗi năm khối lượng càng lớn than ở Quảng Ninh là môt thành tựu kinh tế.

Đúng hơn nên coi đó là một thất bại kinh tế lớn và một sai lầm về chiến lược năng lượng - không phải do chủ trương khai thác than, mà do năng lực quản lý và hiệu quả kinh tế yếu kém; đặc biệt quan trọng là do thiếu hẳn một chiến lược năng lượng quốc gia được xác định với những luận chứng vững chắc làm cơ sở cho việc khai thác. Thậm chí còn có thể coi việc khai thác than Quảng Ninh trong khi đất nước ngày càng khan hiếm năng lượng là một trong các ví dụ rõ nét nhất của tình trạng "bóc ngắn cắn dài", các thế hệ tương lai phải trả giá! Trong cả nước còn có nhiều công trình khai thác titan, khai thác đồng, khai thác các khoáng sản khác để xuất khẩu nguyên liệu với hệ quả xấu tương tự

Rừng phòng hộ và rừng tự nhiên ngày càng bị trọc hóa và chỉ còn lại rất ít; đặc biệt là rừng đầu nguồn đã rất ít mà còn đang tiếp tục bị xâm phạm nghiêm trọng. Lũ lụt ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn và khó khắc phục hơn. Đất đai bị xói mòn và sa mạc hóa cùng với tình trạng chất lượng thổ nhưỡng ngày càng xuống cấp đang gia tăng với tốc độ rất đáng lo ngại.

Xin hãy đến tận nơi các khu khai thác này, dù là titan ở dọc bờ biển miền Trung, dù là những cánh rừng nham nhở do khai thác quặng sắt ở Lào Cai để xuất khẩu sang Trung Quốc, các vùng khai thác vàng bừa bãi ở Bắc Kạn, Quảng Nam, Bình Thuận... - mà chủ yếu là khai thác lậu, những dòng sông chết, những con sông bị đổi dòng và đôi bờ sụt lở do bán cát, những cánh đồng hoang do các dự án treo... để nhìn tận mắt thực trạng này.

Xin hãy đối chiếu thực tế nêu trên với quan điểm ghi trong nghị quyết Đại hội X: "Căn cứ vào nguồn lực và hiệu quả, Nhà nước tập trung đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư để phát triển những sản phẩm quan trọng của nền kinh tế như lọc hóa dầu, khai thác quặng và luyện thép, phân bón, hóa chất, xi-măng, khai thác bô-xít và sản xuất alumin, bột giấy gắn với trồng rừng và một số sản phẩm cơ khí chế tạo" (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc khóa X, trang 197-198).

Học từ sai lầm của những nước đi trước

Việt Nam là nước đi sau, có rất nhiều cái bất lợi và cái lợi phải xử lý thỏa đáng - điều này có nghĩa phải tìm ra con đường riêng của mình để không phải lặp lại những sai lầm của các nước đi trước, tránh các nguy cơ trở thành "bãi thải công nghiệp" của các nước khác, đồng thời tìm ra cho mình con đường thuận lợi hơn.

Thị trường thường chật cứng đối với nước đi sau - vì vậy phải khai thác lợi thế nước đi sau trong việc chiếm lĩnh các thị trường ngách (các "niches"), mà muốn thế phải có các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và chính sách đối ngoại cho phép liên kết, chiếm lĩnh những khâu nào đó của các chuỗi cung - ứng trên thị trường thế giới để có khả năng khai thác tốt nhất các thị trường ngách. Công nghiệp hóa vì vậy cần có trọng tâm là chú trọng, tranh thủ khai thác các thị trường ngách, đồng thời tìm đường chiếm lĩnh thị trường mới;.

Hiển nhiên 25 năm qua những đòi hỏi này không được đặt ra hoặc không được đặt ra một cách đúng tầm để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa của nước ta.
 
Sửa lần cuối:

Kenlaustern

Cỏ 4 lá
Tham gia
1/12/09
Bài viết
78
Cảm xúc
1
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Theo mình thấy thì mọi Members cứ post bài lên forum rồi vào đây mà đồng ý hay không thì theo mình thấy chẳng có ích j cả?!Theo mình nghĩ admin yeumoitruong2010 viết bài này ra cũng không thích ngồi đọc những lời bình luận như zậy đâu nhỉ!^^
Nếu được thì mình thấy mặc dù thấp cổ bé họng,chúng ta sức lực thì không có,chỉ có chí hướng,vậy thì cùng nêu ra những nguyên nhân gây ra các hiện tượng biến đổi khí hậu tại VN.Đồng thời mình nghĩ là nên đưa ra hướng giải quyết,các bạn có lẽ sẽ tìm được một vài phương án nào đó khả thi và theo mình nghĩ nên đưa ra cho giới truyền thông biết!Như thế theo mình vấn đề sẽ không lẩn quẩn chỉ trong forum YMT mà thôi!
Điển hình như việc ô nhiễm tại VN có rất nhiều nguyên nhân,mình chỉ nói về 1 thứ thôi mà chắc chắn ai trong các bạn cũng đã từng bực mình vì nó "Đào đường và thải nước đào đường":
1/ Nếu hệ thống cống thành phố cần được tu sửa để thích hợp cho số lượng dân đang vượt quá mức như hiện nay thì các đơn vị thi công cần làm cho nhanh,dứt khoát,không ảnh hưởng đến người dân.
2/ Nên có nghị định cho việc đào đường,cụ thể mỗi đường chỉ nên đào 1 lần và hoàn thành đúng thời hạn được giao;không đào lại lần 2.VD:Đường Hồ Văn Huê P.9 Q.Phú Nhuận đã đào cả chục lần vẫn không thấy xong=>lãng phí nguồn vốn,tài sản người dân,tài nguyên...
3/ Tránh tuyệt đối trường hợp:"Đào ống cống thì đi bể đường ống cấp nước sạch"=>Như thế hóa ra phá hoại chứ cải tạo cái j TRỜI???Rồi lấp xong đường ống cống,tái lập mặt đường lại đến sửa chữa đường ống cấp thoát nước =>CẤM,đã đào sao không xử lý luôn thể mà lại chia ra làm chi cho hành xác người dân???
4/ Có bảng thông báo chỉ dẫn cho người dân biết chính xác tên công trình,tên đơn vị thực hiện,ngày thực hiện, ngày kết thúc,hướng lưu thông tạm thời.... Và đặc biệt là cần phải "TRƯNG" cái bảng này ở đâu cho người lưu thông có thể thấy,chứ vd: Đường Nguyễn Kiệm lưu thông 1 chiều từ Ngã tư Phú Nhuận về Nguyễn Thái Sơn,bảng chỉ dẫn thì quay lưng lại với hướng lưu thông=>Để cho ai coi zậy trời???:021:
Đấy là ý kiến của Ken,nếu có j hơi quá thì mong mọi người thứ lỗi,vì hơi bức xúc quá(cũng may chưa đứt nút:005:)
 

Kenlaustern

Cỏ 4 lá
Tham gia
1/12/09
Bài viết
78
Cảm xúc
1
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Sai roài bạn,không phải ai cũng phải mắc sai lầm sao,vấn đề mình tranh cãi ở đây là:
Chúng ta làm sai nhưng nếu chúng ta vẫn nhận ra lỗi lầm và khắc phục,không phạm phải những lỗi đó nữa thì đó là điều tốt.
Tuy nhiên theo mình thấy thì những người làm càng cao thì việc họ sai phạm càng khó phát hiện,nhưng nếu phát hiện thay vì nhận lỗi và sữa lỗi thì họ đưa ra những lý do (theo mình là ngu xuẫn) để che đậy cái sai của họ.Đơn cử như giám đốc của hãng sửa tàu VN,tại sao có thể nói ra câu:"Đành đổ dầu nhớt xuống biển thôi!"=>Câu này chắc thuộc hàng câu trả lời thông minh nhất nước.Hay câu phát biểu sau đây trên truyền hình khi phát hiện vụ việc Vedan thải chất thải ra kênh Ba Bò:"Vedan thật tài tình khi lừa dối(qua mặt) được chúng tôi trong suốt thời gian dài như vậy!"=>Vậy xin hỏi chức vụ đó có nên được giữ lại ko khi ko hoàn thành trách nhiệm mà còn trả lời 1 câu vô ý thức như thế???
Mong rắng chúng ta luôn nhớ đến câu:"Biết sai phải sửa",mặc dù mình chắc chắn mình cũng có sai phạm,nhưng mình thấy rằng nếu mình cố gắng thì mình sẽ sửa được thôi!^^
 

lysxanh

Mầm xanh
Tham gia
1/4/09
Bài viết
19
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
thà như lúc đầu bạn nói như vậy, chứ đừng nói người việt chúng ta chỉ cần có tiền là giải quyết được mọi chuyện. Có thể đó là sự thật nhưng đâu phải ai cũng vậy. Nêu ai cũng vậy, thì đâu còn có công lý là gì.
còn về vần đề bạn nói mình đồng ý. Khi đã sai phạm nếu không nhận ra lỗi thì người ta sẽ tìm đủ mọi biện pháp để chối tội, mọi lời lẽ để biện minh cho hành động của mình, đôi khi lời lẽ và hành động ấy họ không chấp nhận được nhưng họ cứ nói cho sướng miệng. Nên bây giờ, biện pháp chủ yếu là hãy tự ý thức, sự tự giác, hành động của mỗi người. Đây cũng chỉ là những lời lẻ xuông của mình thôi. Nếu làm được gì bảo vệ môi trường thì mong mọi người cùng cố gắng. Ai cũng muốn có bầu không khí trong lành cả, mình cũng vậy. Mỉnh chả muốn ra đường mà cứ khẩu trang, bịt mặt..., nóng và mệt lắm.
 

colsoul302

Mầm xanh
Tham gia
3/12/09
Bài viết
11
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Hay lắm, nhưng nhìn thực tế thì còn nhiều vấn đề còn giải quyết. Người dân nước mình không phải riêng ai cũng nhìn nhận vấn đề này thấu đáo cả. Nói chung là tuyên truyền càng nhiều càng tốt. Kết hợp đưa thông tin ô nhiễm môi trường lên truyền hình, gáo dục ở địa phương--------->.....mới có hy vọng.
 

baboxanh

Cỏ 4 lá
Tham gia
4/1/08
Bài viết
62
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Bạn nghĩ rằng truyền thông càng nhiều chưa chắc càng tốt nếu không có chế tài quản lý cụ thể. Ở đây nói đến pháp luật, cơ chế quản lý. Có nhớ một lần đọc ở đâu đó, ở Trung Quốc thì khi bạn xả rác ra đường (dù 1 bịch, 2 bịch, hay một đống thiệt to hay chỉ một cái vỏ kẹo) thì lập tức có xe chở bạn đi ngay đến "khám"- phải lao động để trả lại phí phạt hành động gây ô nhiễm là bao nhiêu NDT đó, bạn ko nhớ rõ. Như vậy, chế tài pháp luật thật nghiêm thì mới có hy vọng, chứ kiểu tuyên truyền nhiều quá thành ra "nhờn thuốc" và "biết rùi khổ lắm nói mãi". Tất nhiên từ việc biết cho đến việc làm là một khoảng cách rất xa.
Các club vi môi trường lập ra khá nhiều nhưng thử hỏi tồn tại bao lâu, hiệu quả hoạt động thế nào?
Còn việc sai phạm để nhận lỗi thì bạn thấy không ổn tí nào. Đâu phải lời xin lỗi là chiếc khăn trùm thời gian của Doorremon, mọi thứ có thể trở lại nguyên vẹn ban đầu. Còn việc sửa sai thì có chắc hay không, có đáp ứng được tiến độ hiện tại? Vì giả như khi người có trách nhiệm quản lý tiền nhiệm gây hậu quả bị cách chức thì có phải người sau lên sẽ gánh lấy hậu quả ấy hay sao, tất nhiên công việc lại bắt đầu, bắt đầu và bắt đầu...cứ thế mãi.
 

Kenlaustern

Cỏ 4 lá
Tham gia
1/12/09
Bài viết
78
Cảm xúc
1
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Thì chính xác là ở chổ,vì VN chúng ta muốn phát triển,tuy nhiên lại không thể phát triển thật sự!Nếu ở trên chỉ chỉ đạo suông thì không được gì,nếu sự cố gì xảy ra thì ở trên lại đẩy lỗi cho cấp dưới,thiệt là mệt quá đi!^^
Do đó theo mình nghĩ thì mỗi club lại tiến hành định kỳ các hoạt động bảo vệ môi trường,các hoạt động này mình thấy rất hiệu quả đó!Mọi người sẽ thấy việc trả lại cho môi trường những gì chúng ta gây ra là khó biết bao nhiêu,cực biết bao nhiêu,từ đó, không ít thì nhiều cũng sẽ có người có ý thức thôi các bạn àh!^^
 

baboxanh

Cỏ 4 lá
Tham gia
4/1/08
Bài viết
62
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Đổi Mới: Lắng nghe, phản tỉnh và nhận thức lại
Tác giả: Khánh Duy

Mọi quá trình đổi mới đều bắt đầu từ nhận thức phải đổi mới, mọi nhận thức đều bắt đầu từ những người dám nói và những người dám lắng nghe. Sự chuyển biến từ một nhà lãnh đạo hết sức "cứng" từng chỉ đạo Cải cách ruộng đất, phản đối quyết liệt chủ trương khoán hộ đến tác giả của Đổi Mới để lại những bài học vẫn còn nguyên giá trị tới hôm nay.
http://tuanvietnam.net/2010-01-25-doi-moi-lang-nghe-phan-tinh-va-nhan-thuc-lai
 

trongtin

Cây công nghiệp
Tham gia
9/11/09
Bài viết
161
Cảm xúc
2
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Nói nhiều làm gì, chế tài xử phạt ở Việt Nam không mạnh tay và cũng không rõ ràng.Cứ lấy Nhật và Singapore làm ví dụ.Họ xử phạt rất nặng nếu vứt rác bừa bãi,đường phố họ rất sạch và thùng rác để nhiều trên rất nhiều tuyến phố; cũng như ý thức người dân rất tốt.Mình hy vọng ở Việt Nam nhanh nhanh được như vậy.
 

dung_8101997

Hạt giống tốt
Tham gia
5/5/10
Bài viết
4
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
theo tui thì phải tuyên truyền cho bà kon ở khu vực đó biết được tác hại và trồng lại rừng
còn đối với những nhà máy thì thôi... như không
vì các nhà máy đó đã đút tiền cho những người tham lam bên trên cả rùi cho nên là...hiểu rùi đấy!!!
phạt thật nặng thì nó cung~ có dư tiền ah` túm lại là phải có ý chí cao ne` và gan dạ như :superman: thì mới mong giải quyết đc :1998618:
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua