Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Xu hướng nghề mới trong tương lai: Nghề trách nhiệm xã hội (SCR)

phamuyennhi

Cỏ 4 lá
Tham gia
19/2/14
Bài viết
78
Cảm xúc
13
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Trước tiên mình xin nói vài lời: Mình rất phân vân không biết post topic này ở mục nào trong diễn đàn, tại nghề SCR là một nghề đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm trải dài từ An toàn vệ sinh lao động, An toàn vệ sinh thực phẩm, Phòng cháy chữa cháy, đào tạo đến môi trường, sức khỏe..con người và nhân quyền. Túm lại mình thấy nghề này mang tính nhân văn rất cao và mình nghĩ trong tương lai nghề này ở Việt Nam sẽ khá hot ^-^ (Thầy bói dự đoán sai thì mấy bạn cũng đừng bắt đền nhé, he he). Đây là một bài viết khá hay của anh Nguyễn Văn Nam, mình xin được chia sẻ ở dưới đây.
GIỜI THIỆU VỀ NGHỀ SCR
Social compliance là nghề tương đối "chua" ở Vn chúng ta, vì rất nhiều lý do mà ngày càng có nhiều anh chị em lao vô và cũng có vô vàn lý do để chúng ta nhảy ra khỏi cái ghế SC này, Sau dây tôi xin viết ra một số cảm nhận giới thiệu về nghề này cho mọi người tìm hiểu nhé:

CSR: Khủng hoảng Vedan, Miwon và kiểm toán xã hội

Sau sự cố Vedan, Miwon gây ô nhiễm môi trường, Highland Coffee bị nghi có chuột trong bánh, những cuộc đình công của người lao động ở hàng chục công ty..., thì nhìn ở khía cạnh tích cực, cho thấy đã đến lúc để một nghề mới phát triển ở VN. Nghề này rất phổ biến ở các nước công nghiệp, nhưng chỉ mới manh nha trong nền kinh tế thị trường non trẻ của VN. Đó là nghề đánh giá mức độ tuân thủ trách nhiệm xã hội, mà có người gọi tắt là nghề kiểm toán xã hội (social compliance auditing, hay social auditing). Kiểm toán xã hội là sự đánh giá hoạt động xã hội và đạo đức của một doanh nghiệp, trên các mặt như:

tuân thủ pháp luật, an toàn lao động, chế độ làm việc của người lao động, vệ sinh môi trường…Nghề này đã có ở Việt Nam từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước, với sự hiện diện của một số công ty nước ngoài như Bureau Veritas (Pháp), ITS, STR (Mỹ)…

Kiểm toán xã hội ra đời đầu tiên ở Mỹ. Nó trở thành một nghề từ năm 1993 khi người ta phát hiện một nhà máy tại California giam giữ công nhân để bắt họ làm việc như tù nhân trong điều kiện lao động tồi tệ và chế độ đãi ngộ ở mức khủng khiếp nhất.

Một nhân viên kiểm toán xã hội, anh Đặng Thanh Tuấn, cho biết, để nghề kiểm toán xã hội phát triển, cần hai điều kiện tối quan trọng: Một là ý thức của người tiêu dùng cao, hai là hệ thống pháp luật được đảm bảo thi hành. Trong đó, ý thức của người dân là điều kiện tiên quyết. Anh Tuấn nói: "Người tiêu dùng có ý thức cao là người không chỉ quan tâm tới chất lượng và giá cả, mà còn rất quan tâm tới một điểm thứ ba, là sản phẩm được làm ra như thế nào". Ở các nước phát triển, người ta sẵn sàng tẩy chay một sản phẩm nếu họ biết rằng việc sản xuất ra nó sử dụng lao động trẻ em, hay gây ảnh hưởng độc hại đến môi trường. Chỉ cần một lần vi phạm bị phát hiện, cả một thương hiệu nổi tiếng có thể đi "tong". Vì thế, các công ty, nhất là các thương hiệu lớn, phải hết sức giữ gìn trách nhiệm xã hội của họ. Khi những tập đoàn lớn ở nước ngoài như Addidas, Nike có nhu cầu đặt hàng các công ty Việt Nam gia công sản phẩm, một trong những việc đầu tiên họ làm là thuê một công ty kiểm toán xã hội để độc lập đánh giá về doanh nghiệp gia công xuất khẩu của phía Việt Nam. Dĩ nhiên, do chưa có công ty Việt Nam nào hoạt động trong ngành kiểm toán xã hội, nên từ trước đến nay, các công ty được thuê đều là của nước ngoài. Cho đến nay, Bureau Veritas, STR, Global MFG… đã được thuê để tiến hành nhiều dự án đánh giá, chủ yếu là đánh giá các nhà máy gia công xuất khẩu cho thị trường Mỹ và châu Âu. Nghe nói một số nhân viên thuộc các công ty kiểm toán xã hội nước ngoài đó cũng đã tách ra làm riêng. Tuy nhiên, họ gặp phải nhiều vấn đề như thiếu quan hệ, chưa đủ độ tin cậy và nhất là chưa được xã hội biết đến. Ngoài ra, sự thực là người tiêu dùng Việt Nam chưa có ý thức bảo vệ chính mình, nói gì đến ý thức bảo vệ môi trường hay quan tâm đến quyền lợi của người lao động.

Quyền lợi của người LĐ: Đụng đâu cũng có vi phạm
Theo một chuyên gia kiểm toán xã hội của STR Ltd. (Specialized Technology Resources, một công ty kiểm toán xã hội của Mỹ, có văn phòng ở TP.HCM), thì Luật Lao động của Việt Nam khá chặt chẽ và nếu được thực thi nghiêm chỉnh, sẽ bảo vệ tốt quyền lợi của người lao động. "Kiểm toán xã hội trong bối cảnh Việt Nam thực ra không có gì khác hơn là cụ thể hóa chính những gì đã được miêu tả trong Luật Lao động, nhưng cụ thể và chi tiết hóa tới những điểm nhỏ nhất. Chẳng hạn, nhà máy phải đảm bảo trả đủ tiền cho nhân viên của mình. Thay vì tận dụng miễn phí 5 phút làm thêm của người lao động sau 8 giờ làm việc chính thức thì họ bắt buộc phải trả thêm tiền công cho 5 phút làm thêm đó". Vấn đề là luật không được đảm bảo thực thi, do chủ doanh nghiệp cố tình vi phạm, hoặc do không hiểu hết luật.

Ví dụ rất đơn giản là việc giữ bằng cấp gốc của nhân viên. Tuân thủ trách nhiệm xã hội có một yêu cầu rất quan trọng là "không cưỡng bức lao động". Giữ bằng cấp gốc là một trong những dấu hiệu nghiêm trọng sẽ bị quy kết ngay là có "cưỡng bức lao động". Còn theo anh Đặng Thanh Tuấn, các vấn đề thường bị kiểm toán xã hội phát hiện ở Việt Nam chủ yếu liên quan tới lao động trẻ em, an toàn lao động, chế độ lương thưởng cho người lao động. Anh Tuấn nói, Luật Lao động có quy định rõ ràng độ tuổi của người lao động, nhưng một số nhà máy vẫn vi phạm do… không hiểu cách tính tuổi. Họ chỉ tính theo năm hoặc cùng lắm là tháng chứ chưa tính tới ngày theo thông lệ quốc tế.

Chuyện an toàn lao động thì còn nhiều vấn đề để bàn. Nhiều khi nhà máy chỉ cung cấp cho công nhân trang thiết bị lao động mà không nghiêm khắc yêu cầu và duy trì việc họ sử dụng trang thiết bị đó. Các biện pháp đôi khi rất nửa vời: Bọc răng cưa, bánh đà nhưng không bọc hết, hậu quả là đã có không ít trường hợp nhân viên nữ bị cuốn tóc vào máy, gây tử thương.

Vệ sinh môi trường: Đâu chỉ có Vedan, Miwon sai phạm
Khác với Luật Lao động được các chuyên gia đánh giá là “tiến bộ, bảo vệ quyền lợi của người lao động”, các luật liên quan đến môi trường ở ta “không may” là còn giản đơn đến mức sơ sài. Ông Nguyễn Đình Hòe - Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam - từng phát biểu: "Khung hình phạt của chúng ta còn quá nhẹ, quá mềm dẻo, chưa phản ánh đúng mức độ gây ô nhiễm của doanh nghiệp nói chung… Luật Bảo vệ Môi trường của chúng ta vẫn còn sơ sài, đơn giản, không để ý đến mức độ tàn phá môi trường của doanh nghiệp, chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế".

Luật Lao động "khá chặt chẽ" mà còn bị vi phạm nhiều đến thế, thử hỏi Luật Môi trường chưa chặt chẽ thì còn bị lợi dụng tới đâu? Từng tham gia đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội ở nhiều nhà máy gỗ, anh Đặng Thanh Tuấn cho biết: "Ô nhiễm tới mức đáng sợ. Bụi gỗ, bụi bào bay mù mịt. Bản thân người làm trong nhà máy hít phải chưa đủ, nhà máy còn làm khổ cả người dân xung quanh nữa". Những ngành bị liệt vào dạng "nguy cơ cao", theo anh Tuấn, là gỗ, da giày, may mặc, thủ công mỹ nghệ… Chẳng hạn ngành thủ công mỹ nghệ sử dụng lao động thủ công và gắn chặt với sản xuất quy mô gia đình, làng xã.

"Chúng ta từng biết đến nạn ô nhiễm ở làng gốm Bát Tràng. Sản xuất nhỏ, nằm ngay khu dân cư, phép vua thua lệ làng. Rất nhiều vấn đề nhức nhối xoay quanh tình trạng ô nhiễm môi trường và sử dụng lao động trẻ em ở đây". Các chuyên gia kiểm toán xã hội còn nhận định: Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, nhiều ngành nghề có nguy cơ bị giảm lợi nhuận. Để duy trì mức lãi cao, chắc chắn các công ty sẽ ép chi phí bằng mọi cách, mà cách phổ biến nhất là đánh vào túi tiền của người lao động - lương nhân viên. Hoặc cắt giảm chi phí bảo vệ môi trường, từ đó tiến tới tàn phá môi trường, vì lợi nhuận.

Ánh sáng trong cơn khủng hoảng

Sau khi sự cố Vedan, Miwon được phát giác, một làn sóng tẩy chay đã nổi lên, mở đầu với những lời kêu gọi trên mạng Internet. Tại Hà Nội, hầu hết các siêu thị lớn như Intimex, Fivimart, Big C không còn bán bột ngọt Vedan. Các siêu thị tại TP.HCM, như Big C, Saigon Co.op, Maxi Mart... cũng ngừng phân phối sản phẩm này. Báo chí tiếp tục đưa tin, và người tiêu dùng vẫn rất quan tâm. Từ những sự cố Vedan, Miwon, Hào Dương, Highland Coffee… có thể thấy, cộng đồng người tiêu dùng Việt Nam đang bắt đầu ý thức hơn về các vấn đề liên quan đến môi trường, hay nói rộng ra là liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Đây chính là thời điểm để nghề kiểm toán xã hội phát huy vai trò. Khi các công ty lớn ở Việt Nam (mà trước hết là các doanh nghiệp có FDI) đã phải quan tâm đến trách nhiệm xã hội hơn, khi người tiêu dùng đã có ý thức hơn nhờ sự hỗ trợ của bùng nổ thông tin trên Internet…, thì những nhân viên kiểm toán xã hội sẽ được thuê nhiều hơn.

"Nếu thấy dấu hiệu gây ô nhiễm, người dân hãy gọi cho cảnh sát môi trường. Hãy gọi cho chúng tôi. Và hãy gọi cho phóng viên, nhà báo" - anh Đặng Thanh Tuấn nói. "Ý thức của người tiêu dùng, một hệ thống pháp luật chặt chẽ, cả hai điều kiện này có được đáp ứng hay không là nhờ vào một hệ thống giám sát và cảnh báo, mà đại diện là những nhà báo luôn tìm kiếm thông tin và phát hiện các vấn đề từ khi mới manh nha hình thành".
PHẢI CHUẨN BỊ GÌ CHO NGHỀ SCR
Chắc chắn mọi người sẽ hỏi phải làm gì để theo nghề này? câu trả lời là:

1. Trang bị kiến thức về pháp luật, liên quan đến:
- Nhân sự (Giờ làm, chế độ nghỉ ngơi, thai sản, trợ cấp, bồi thường, thang bảng lương, tiền thưởng...);
- Kế toán (Thuế, tiền lương, bảo hiểm...);
- Xuất nhập khẩu (Các tiêu chuẩn về an ninh hàng hóa, các qui trình tiến hành xuất nhập...)
- Và tất tần tật về An toàn vệ sinh lao động, An toàn vệ sinh thực phẩm, Phòng cháy chữa cháy, đào tạo, môi trường, sức khỏe..con người và nhân quyền.

2. Có gan để cãi: Vì khi làm nghề này đồng nghĩa với việc bạn phải biện bạch cho mỗi qui định (tất nhiên phải nói chuyện bằng luật)

3. Tâm lý bị ghét: vì nghề này mà bạn sẽ dễ mất lòng đồng nghiệp và nhất là nhu7ng4 người, bộ phận nào có sai phạm.

4. Đôi chân không mệt mỏi, đôi tay không biết dừng, đôi mắt không biết nghỉ ngơi và cái đầu không chết lặng.
Bạn luôn phải đi để kiểm tra, tìm lỗi của người khác, tay thì luôn đánh máy các loại văn bản, viết báo cáo hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quí, hàng năm??? luôn phải căng mắt ra để đọc tài liệu, theo dõi các văn bản pháp luật và vạch lá tìm sâu. Cái đầu thì luôn phải tư duy suy nghĩ xem người này làm đúng hay sai, nếu sai thì sai cái gì?, làm gì để sửa sai cho họ và nhất là nghĩ ra cách đủ để thuyết phục BOD sau mỗi lần báo cáo.

5. Và cuối cùng là bản tính chịu đựng
Bạn phải biết chịu đựng những cơn thịnh nộ khi mỗi lần audit qua, để lại cho bạn 1 báo cáo cỡ vài trang....ôi...đau đầu..!

Nguồn: http://vnsocialcompliance.blogspot.com/2009/08/gioi-thieu-mot-chut-ve-nghe-nay-o-vn.html#links
 

satannt

Cỏ 3 lá
Tham gia
18/6/13
Bài viết
58
Cảm xúc
13
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Mình đang là nhân viên Compliance đây :)
Nói thật là các công ty khác, Compliance là "tuân thủ" thật hay không, nhưng ở Công ty mình thì Compliance thực chất là bộ phận "đối phó" với khách hàng, với luật.
Và lách luật, là mục đích chính khi thành lập bộ phận này.
Đừng nghĩ và mong rằng mọi thứ bình đẳng trong cuộc sống. Đến thằng Mỹ còn phân biệt đối xử bỏ mẹ nó ra :v
 

phamuyennhi

Cỏ 4 lá
Tham gia
19/2/14
Bài viết
78
Cảm xúc
13
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Chà, có vẻ từ thực tế với lý thuyết khá xa nhỉ.
Mình thì lại nghĩ khác, mình tin luật nhân quả, nên giờ cứ tránh, cứ né, rồi sau này cũng phải chịu hậu quả thôi. Luật là để lách mà, nhưng ở mức độ tương đối thôi, he he, mình nghĩ vậy.
Mình biết nhân viên ai cũng muốn nghiêm túc thực hiện tốt công việc của mình, nhưng cái đó rất khó khi suy nghĩ của các ông sếp là chỉ mang tính "đối phó" thôi.
Tóm lại nãy giờ mình viết hơi dài dòng, ý mình là SCR là "tuân thủ" hay "đối phó" tùy thuộc vào suy nghĩ và quan điểm của mấy ông lãnh đạo ;)
 

satannt

Cỏ 3 lá
Tham gia
18/6/13
Bài viết
58
Cảm xúc
13

daibangxanh

Cây cổ thụ
Tham gia
24/5/07
Bài viết
2,207
Cảm xúc
55

Loan9913152

Hạt giống tốt
Tham gia
27/7/16
Bài viết
3
Cảm xúc
3
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Mình vào nghề EHS 2 năm, rất yêu thích công việc này. Khi vào nghề này phải chấp nhận sự ghét của đồng nghiệp, nhưng mình cứ đặt cái tâm của mình vào nghề đã. Học được nhiều cái hay lắm.
Còn việc tuân thủ hay lách luật không ai dám đảm bảo doanh nghiệp mình tuân thủ 100% cả, tùy vào tình hình của mỗi doanh nghiệp mình mà dung hòa thôi.
 

knacert

Mầm xanh
Tham gia
27/2/19
Bài viết
21
Cảm xúc
1

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua